Khoai lang chứa nguồn chất xơ dồi dào và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn việc hình thành tích tụ mảng bám động mạch, từ đó giảm thiếu nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ là bệnh nguy hiểm, không chỉ là nguyên nhân của nhiều trường hợp qua đời thương tâm mà còn có nguy cơ để lại các di chứng nặng như tàn phế, liệt nửa người, liệt toàn thân, để lại gánh nặng về sức khỏe và sinh hoạt cho người bệnh. Đột quỵ luôn xảy ra đột ngột do máu không dẫn truyền được tới não, khiến phần não đó bị hủy hoại, các trường hợp bị đột quỵ thường bắt nguồn từ đái tháo đường, bệnh tim, lạm dụng các chất kích thích, các sản phẩm có cồn hoặc tăng huyết áp...
Nếu có thể phòng bệnh và xử lý kịp thời thì tỷ lệ cứu chữa thành công cho bệnh nhân bị đột quỵ sẽ tăng cao rất nhiều, trong đó, việc có những chế độ ăn uống chứa các thực phẩm giúp phòng chống đột quỵ có vai trò khá quan trọng:
1. Rau muống
Rau muống được xem như loại rau xanh chứa cực nhiều các dưỡng chất tốt và giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm. Chúng chứa nhiều canxi, các chất chống oxy hóa có lợi cho việc duy trì giới hạn hoạt động bình thường của áp lực thẩm thấu thành mạch và giữ ổn định huyết áp. Vì vậy, nó rất tốt cho người bị cao huyết áp, giữ gìn sức khỏe tim mạch.
2. Khoai lang
Khoai lang chứa nguồn chất xơ dồi dào và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn việc hình thành tích tụ mảng bám động mạch, từ đó giảm thiếu nguy cơ đột quỵ.
3. Cà chua
Cà chua rất tốt cho sức khỏe không chỉ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa và làm hạ huyết áp. Việc ăn cà chua thường xuyên có thể giúp phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi người cao huyết áp có biến chứng xuất huyết trong đáy mắt.
4. Cải xoăn
Cải cầu vồng và cải xoăn rất giàu magie, không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm cân mà chúng còn hoạt động như một loại rau củ giúp làm giãn mạch, thông tắc mạch máu, bảo vệ lớp trong cùng của thành mạch máu (lớp nội mạc). Ngoài ra, magie trong các loại rau cải này còn giúp ngăn ngừa dòng canxi quá nhiều và độc hại làm ảnh hưởng tới mạch máu và động mạch.
5. Bưởi
Hợp chất naringenin trong bưởi hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp gan đốt cháy mỡ thừa, từ đó hỗ trợ giảm cân, cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cho đường huyết ổn định nên rất có lợi cho người béo phì và có bệnh về tim mạch.
6. Chuối
Chuối chín giúp bổ sung năng lượng, tăng lượng đường huyết nhưng chuối xanh lại giúp giảm huyết áp, cải thiện độ nhạy của insulin do chứa các tinh bột trơ. Khi độ nhạy cảm của insulin được cải thiện, đường huyết sẽ luôn được duy trì ở mức ổn định, hỗ trợ lưu thông máu, giảm huyết áp.
7. Sữa đậu nành
Sữa đậu này được biết đến như một loại đồ uống cực kỳ bổ dưỡng cho người bị cao huyết áp, giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, phòng chống xơ vữa động mạch và giáng áp. Uống sữa đậu nành với chút đường mỗi ngày rất có lợi cho người bị xơ vữa động mạch.
8. Tỏi
Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị món ăn mà còn giúp làm hạ mỡ máu, hạ huyết áp, kiên trì ăn tỏi đen/tỏi sống/tỏi ngâm giấm hoặc uống 5ml giấm ngâm tỏi mỗi ngày thì huyết áp của bạn sẽ luôn được kiểm soát tốt.
9. Hạnh nhân
Hạnh nhân là một trong những siêu thực phẩm chống đột quỵ bởi chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất béo không no và chất xơ giúp nạp năng lượng cho cơ thể, tăng cường các cholesterol tốt mà không làm tăng các cholesterol xấu. Ngoài ra, vitamin E trong hạnh nhân còn giúp ngăn chặn động mạch tích tụ mảng bám.
10. Cá hồi
Chất béo omega-3 trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu có tác dụng làm giảm viêm động mạch, giảm nguy cơ đông máu và cải thượng lưu lượng, lưu thông máu. Tuy nhiên, bạn nên ăn hải sản này bằng những cách nấu không chiên rán để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dấu hiệu bệnh đột quỵ
Tùy theo thể trạng mỗi người mà dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, các dấu hiệu này có thể xuất hiện và qua rất nhanh khiến người bệnh chủ quan hoặc cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một số biểu hiện của bệnh như sau:
- Mặt bị tê cứng một nửa hoặc toàn bộ, nụ cười méo mó, cơ thể bị mất sức đột ngột, mệt mỏi thường xuyên.
- Cơ thể có dấu hiệu tê liệt hoặc khó cử động, không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc là dấu hiệu rõ ràng nhất bệnh.
- Gặp vấn đề khi nói như dính chữ, không rõ chữ, nói ngọng.
- Hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, thị lực giảm sút.
- Đau đầu có thể buồn nôn hoặc không, cơn đau đầu đến bất chợt.
Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên cần chủ động đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm bệnh và có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp chúng ta tránh được những hậu quả nghiêm trọng.