Những ý kiến tâm huyết từ cơ sở

Ảnh: Hoàng Long 14/07/2016 19:12

Tại Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác Mặt trận năm 2016 cho cán bộ Mặt trận 63 tỉnh thành phố, đại diện cán bộ Mặt trận 63 tỉnh thành phố đã thẳng thắn trao đổi đưa ra những kiến nghị trao đổi xung quanh các chuyên đề qua đó tìm ra những nét mới trong công tác Mặt trận để triển khai tại các địa phương đạt hiệu quả cao nhất.

Những ý kiến tâm huyết từ cơ sở

Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Lê Thị Kim Oanh trong thời gian qua công tác Mặt trận ở cơ sở đã có nhiều đổi mới tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả, công tác tuyên truyền của Mặt trận và cả hệ thống chính trị tới các tầng lớp nhân dân hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

Những ngày kỷ niệm, ngày của phụ nữ, đoàn thanh niên được tuyên truyền rất rầm rộ nhưng ngày 18-11 ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc việc tuyên truyền còn trầm lắng.

Bà Oanh kiến nghị Trung ương cần có giải pháp, hướng dẫn để địa phương, cơ sở làm tốt việc tuyên truyền nhất là cán bộ Mặt trận các cấp cần suy nghĩ để góp phần làm tăng hiệu quả, hiệu ứng tuyên truyền đến với các tầng lớp nhân dân.

Đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đại diện MTTQ thành phố Hà Nội đề nghị việc hướng dẫn thực hiện cần cụ thể hóa.

Như việc thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần quan tâm đế việc phát triển các làng nghề truyền thống.

Hay như việc đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội cần quan tâm đến việc thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật ở khu dân cư.

Về nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, bà Oanh cho rằng con người là vấn đề đầu tiên chính vì vậy cần nâng cao năng lực, tập huấn cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, huy động sự tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhân sĩ, trí để tiếp cận với nhiệm vụ giám sát phản biện đúng hơn, trúng hơn.

Những ý kiến tâm huyết từ cơ sở - 1

Đại diện MTTQ tham dự Hội nghị.

Trao đổi về quy chế hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Võ Xuân Ca cho rằng không nên quy định tư 9-15 thành viên mà tùy vào tình hình địa phương để có số lượng cho phù hợp.

Về kinh phí hoạt động của Ban CTMT ở khu dân cư, ông Ca cho rằng ở thôn chỉ có 3 suất được hưởng phụ cấp là bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban CTMT còn đại diện các chi hội không có phụ cấp.

Vấn đề kinh phí là rất khó nếu không đảm bảo khó hoạt động của các Ban CTMT ở khu dân cư, ông Ca đề nghị Trung ương cần nghiên cứu để có hướng dẫn đảm bảo kinh phí để động viên các Ban CTMT triển khai hoạt động ở cơ sở đạt hiệu quả.

Về chương trình giám sát trong năm 2016, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi Lê Văn Sáu nêu ý kiến cần xem chương tình giam sát người có công là chương trình điểm để triển khai các chương trình giám sát khác mà các địa phương sẽ triển khai thực hiện trong năm 2016 như chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp; Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020..

Ông Sáu đề nghị trong hoạt động giám sát hàng năm Mặt trận các tỉnh thành phố chọn từ 1 đến 2 chương trình giám sát đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương để xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên ở địa phương và có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Góp ý vào dự thảo quy chế hoạt động của Ban CTMT ở khu dân cư, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai Nguyễn Đăng Dũng đề nghị cần bổ sung mối quan hệ giữa Ban CTMT ở khu dân cư với Ban Thường trực UBMTTQ xã, phường, với cấp ủy chi bộ thôn khu phố, các chi hội đoàn thể ở địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban CTMT ở khu dân cư.

Về việc đánh giá phân loại Ban CTMT ở khu dân cư ông Dũng cho rằng nên chọn phương án 2 với 5 loại xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu; đồng thời đề nghị dự thảo cần có sự thống nhất trong đánh giá để tránh tình trạng một xã, phường đơn vị có sự bình xét không thống nhất.

Vũ Mạnh(ghi)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những ý kiến tâm huyết từ cơ sở