Tối 10/9, bão “quái vật” Irma đã càn quét miền đông nước Mỹ. Florida là nơi chịu đựng sự tàn phá dữ dội nhất. Đây là trận bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở Đại Tây Dương, khu vực ngoài vùng Caribe và Vịnh Mexico.
Quân đội cũng bất lực trước sự tàn phá của bão Katrina cuối tháng 8/2005
1.Bão Irma hình thành từ cuối tháng 8 và phát triển thành bão cấp 4 từ ngày 4-9. Đường đi cũng như sức mạnh của nó được theo dõi một cách sát sao, tuy nhiên người ta cũng đành bó tay trước sự hung hãn ngày một mạnh dần của nó.
Trước khi bão “quái vật” Irma đổ bộ, nhiều người Mỹ đã lên tiếng đề nghị chính phủ dùng súng hiện đại để “xua” bão. Còn chính quyền thì liên tục cảnh báo, thúc giục người dân đi sơn tán. Đợt chạy bão này, có tới 7 triệu người Mỹ đã dời khỏi ngôi nhà của mình.
Bão Irma đổ bộ đã gây mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng tới hơn 3 triệu người, chủ yếu tại các hạt Miami-Dade, Broward và Bãi Cọ thuộc bang Florida, trước khi nó di chuyển đến bờ biển phía Tây. Hôm 10/9/2017, Tổng thống Donad Trump đã gọi bão Irma là “con quái vật lớn”. Ông Trump cũng đã lập tức phê chuẩn đề nghị hỗ trợ khẩn cấp liên bang của bang Florida nhằm trợ giúp bang này tái thiết sau cơn bão Irma.
Chiều tối 10/9, những người dân “kiên cường” ở lại vùng Gulf Coast của Florida đã chứng kiến sự thịnh nộ của thiên nhiên khi bão Irma tràn vào. Một người đàn ông nói, không thể tưởng tượng được sức mạnh ghê gớm của những trận gió nối tiếp nhau. “Cây cối ngã rạp. Những chiếc xe đậu bên đường bị lật nghiêng. Đèn tắt. Trời đất tối om như ngày tận thế”- người này nói với phóng viên Hãng Reuter. Nhiều giờ sau khi đổ bộ lên quần đảo nghỉ mát của Florida Keys, cơn bão di chuyển đến vùng bờ phía tây của bán đảo Florida và đổ bộ lần thứ hai tại đảo Marco lúc rạng sáng 11-9. Sức gió của nó quá mạnh, ngay cả khi đã “rút” khỏi nơi này thì vẫn còn tới 193 km/giờ.
Một người đàn ông bang Florida (Mỹ) thẫn thờ trước sự đổ nát do bão Andrew gây ra, ngày 26/8/1992.
-Những con sóng cao gần 5 mét xuất hiện lao vào bờ như muốn cuốn trôi cả thành phố - theo sự mô tả của Reuter. Phần phía nam của bang Florida lại bị ốc xoáy hoành hành. Thống đốc Rick Scott kêu gọi người dân tìm nơi ẩn nấp và đề phòng lũ trộm cướp lợi dụng tình thế để gây rối.
Sau Harvey, Irma là siêu bão “quái vật” tấn công nước Mỹ. Cuối tháng 8 vừa qua, bão Harvey đã khiến hơn 50 người Mỹ thiệt mạng.
Thành phố Huston bị ngập trong nước.
2.Mỹ là quốc gia giàu có nhưng cũng lại là nơi hứng chịu khá nhiều trận bão lớn, nhất là những khu vực ven biển.
Cách đây 12 năm, trận bão Katrina lịch sử đã tràn vào bang New Orleans và Lousiana gây nên sự tàn phá hết sức nặng nề.
Ngày 27/8/2015, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Obama đã có chuyến thăm thành phố New Orleans thủ phủ của bang Louisiana để cùng người dân kỷ niệm 10 năm thảm họa bão Katrina, khiến hơn 1.800 người thiệt mạng, với thiệt hại kinh tế ước tính vượt 100 tỷ USD. Siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ ngày 29/8/2005 với sức gió giật 205 km/h, gây ra những hậu quả kinh hoàng tại 5 bang ven Vịnh Mexico, trong đó hứng chịu tàn phá nặng nề nhất là bang Louisiana với khoảng 1.300 người chết. Thành phố New Orleans bị mưa bão và nước biển dâng nhấn chìm với 4/5 diện tích ngập nước.
Sau trận bão, rất nhiều người dân New Orleans đã phải bỏ xứ đi nơi khác tìm cách mưu sinh. Ấn tượng về trận bão quá nặng nề trong họ. Vì thế, trong phát biểu của mình, ông Obama nói rằng: “Tôi có mặt ở đây để nói rằng nhờ có các bạn, những người dân New Orleans làm việc cùng nhau, thành phố đang đi đúng hướng và tôi chưa bao giờ tin tưởng hơn lúc này rằng cùng nhau chúng ta sẽ đến được nơi chúng ta cần đến, đó là xây dựng lại New Orleans”. Ông Obama cũng nói rằng, “nếu bão Katrina ban đầu là ví dụ cho việc điều gì sẽ xảy ra khi chính quyền thất bại, sự phục hồi lại là ví dụ cho thấy những gì xảy ra khi chính quyền sát cánh cùng nhau”.
Bão Irma đổ bộ vào bang Florida ngày 10/9/2017.
7 trận bão kinh hoàng trong lịch sử nước Mỹ |
Còn nhớ, ngày khi bão Katrina tràn qua, nhiều người Mỹ đã lên tiếng chỉ trích sự bị động của chính quyền do ông George Bush làm Tổng thống. Vì vậy, chính ông Buhs phải tuyên bố mình sẽ đích thân đứng đầu cuộc điều tra xung quanh sự đối phó với thảm họa Katrina. Ông Bush cho biết: “Tôi sẽ tìm hiểu xem những gì là sai và những gì là đúng”. Theo tổng thống Mỹ, trọng tâm của ông là việc giúp đỡ những nạn nhân của cơn bão, nhưng vẫn còn “nhiều thời gian” để dành cho một một cuộc điều tra. Tuy nhiên, ông khẳng định mình sẽ không thoái thác trách nhiệm trước thảm hoạ thiên nhiên này.
Cho dù sự cam kết của Tổng thống nhưng truyền thông nước Mỹ lúc bấy giờ vẫn quyết liệt đòi phải đưa những người thiếu trách nhiệm ra tòa. Trong đó, nổi bật là tờ Times-Picayune của New Orleans khi cho đăng một lá thư ngỏ, trong đó yêu cầu sa thải những quan chức cao cấp nhất của cơ quan cứu trợ khẩn cấp. Lúc bấy giờ, cựu Tổng thống Bill Clinton và phu nhân là Thượng nghị sĩ Hillary Clinton cũng nằm trong số những người kêu gọi mở một cuộc điều tra liên quan đến việc ứng phó với bão Katrina của chính phủ.