Văn hóa

Phật tử thả hoa đăng mùa Vu Lan báo hiếu

Lê Khánh 18/08/2024 08:07

Tối 16/8 (tức 13/7 âm lịch) nhiều phật tử tới chùa Kim Sơn - Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình) thả hoa đăng trong dịp mùa Vu Lan báo hiếu.

z5738595764161_f26461d6c55e2a9eb82458fbbf58f173.jpg
Tối 13/7 âm lịch tại chùa Kim Sơn tổ chức Đại lễ Vu Lan diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn phật tử, người dân địa phương để tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ và tổ tiên.
z5738595908446_388247a9d64ebfa52b448f97dea99a53.jpg
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
z5738596000956_b0be20c27726efdf004bd4083f035eda.jpg
Bà Dương Thị Nhượng (60 tuổi, ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy bà cùng nhiều phật tử đã đi từ Hà Nội lên chùa Kim Sơn Lạc Hồng để dự lễ Vu Lan báo hiếu. Cách đây 1 năm bố của bà Nhượng đã qua đời vì tuổi cao sức yếu. Hiện nay, mẹ già 80 tuổi được anh em trong gia đình bà cùng nhau chăm sóc.
z5738595919096_ee16119eb9b03df8b477185265bfa434.jpg
"Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái có lòng hiếu thảo. Cảm xúc của tôi rất nhớ công ơn cha mẹ sinh thành ra mình. Cha mẹ là người thương yêu, bao dung con cái. Là người luôn âm thầm lặng lẽ cho niềm vui, sự vững tin cho con trong cuộc đời. Chính vì vậy mình phải sống sao cho thật tốt, cha mất giờ quan tâm tới mẹ nhiều hơn. Tôi mong mẹ luôn khỏe mạnh bên cạnh con cháu, mong con cháu sau này cũng hiếu thuận với cha mẹ, tổ tiên", bà Nhượng bật khóc.
z5738596076525_a28fd6ec4440098459b0a03edc52eb13.jpg
Nhiều người trào dâng cảm xúc khi nhớ tới công ơn sinh thành của cha mẹ.
z5738596133291_566b11f6714b864f15e710d8000765bb.jpg
Chị Từ Kim Oanh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) liên tục rơi nước mắt trong lễ Vu Lan báo hiếu. Không được may mắn như nhiều gia đình khác, bố mẹ ruột và bố mẹ chồng chị Oanh đều đã qua đời. Chị cùng mọi người cứ mỗi dịp lễ Tết hay cuối tuần đều lên nghĩa trang thắp hương tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên.
z5738882810860_0091ef0ab42afb6b10c0eaabc47ffaf2.jpg
"Tôi rất xúc động nhớ công ơn cha mẹ nuôi dạy mình. Cha mẹ mất tôi chưa thể báo đáp được công ơn dưỡng dục, sinh thành", chị Oanh khóc.
z5738595847899_a064ffa1c7ff01a958301da4dae8f697.jpg
Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, lễ Vu lan đối với Phật giáo Việt Nam là một ngày lễ trọng đại. Bởi vì người Việt Nam xưa nay nặng về chữ hiếu, tổ tiên ông bà cha mẹ đều lấy chữ hiếu làm đầu, đạo Phật cũng là đạo hiếu. Cho nên gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên là một gương sáng, rất thích hợp với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.
z5738595844944_faf17cefba83e36b21fea9715a679caa.jpg
"Tất cả chúng ta đều thừa hưởng sự trao truyền từ cha mẹ mới có hình hài này. Đó là huyết thống chớ không phải chuyện bên ngoài. Cho nên cái hay dở tốt xấu của con cái là niềm vinh dự hay tủi buồn của cha mẹ. Vì vậy phận làm con không thể quên ơn cha mẹ, một trọng ơn không ai có thể từ bỏ được", Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.
z5738595892227_f6679a41247ad9f9b7e59489f33836d5.jpg
"Bông hồng cài áo" chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất trong lễ Vu lan.
z5738595947677_07e183f16f361f602a100124790f4328.jpg
"Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
z5738596189530_ff3af7b285dfda033ba714501ca3a10b.jpg
Đối với những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu Lan.
z5738596234719_dfd7b4f5a322d1db3844084dd1172331.jpg
Hàng trăm người làm lễ thả hoa đăng.
z5738595769070_a9f32dfa7bb25065973e5964b4b9a829.jpg
Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phật tử thả hoa đăng mùa Vu Lan báo hiếu