Nằm trong sự kiện “Những ngày văn hóa Hội An- Nhật Bản tại Quảng Nam”, sáng 18/8, tại TP Hội An (Quảng Nam) tổ chức tọa đàm những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn di sản đô thị cổ - làng cổ Việt Nam.
Quang cảnh buổi tòa đàm.
Tại buổi tòa đàm, các đại diện BQL làng cổ Việt Nam đã trình bày ý kiến, báo cáo tham luận như: Trong công tác bảo tồn và phát huy làng gốm Thanh Hà; Công tác quản lý bảo tồn và phát huy làng cổ đông hòa hiệp gắn với phát triển du lịch cộng đồng; Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể để phục vụ phát triển du lịch, tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch tới tham quan tìm hiểu về di tích tăng nhanh.
Ngoài ra, các đại biểu tham dự còn hỏi đáp, thảo luận các vấn đề về những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo tồn di tích tại Việt Nam, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hợp tác với các cơ quan tổ chức Nhật Bản.
Một góc phố cổ Hội An.
Phát biểu tại tòa đàm, ông Phạm Phú Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cho biết, hiện nay Việt Nam có hơn 40.000 di tích trong đó với gần 3.300 di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt (13 di tích). Đến nay Việt Nam đã có 25 di sản thế giới được Unesco công nhận . Với sự nỗ lực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng nhân dân nhiều di tích đã được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát huy di tích hiện nay vẫn còn nhiều vần đế bất cấp.
“Việc học tập kinh nghiệm và nhận sự giúp đỡ hỗ trợ từ những nước đã đạt nhiều thành quả trong công tác bảo tồn Di sản như Nhật Bản là hết sức cần thiết, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong từng điều kiện cụ thể ở Việt Nam”, ông Phạm Phú Ngọc nói.