Nhiều năm trở lại đây, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã vận động, khuyến khích người dân trồng cây ớt Ariêu và làm nên món ớt Ariêu được coi là đặc sản của địa phương này. Qua đó, cây ớt đã góp phần đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho người dân.
Một góc khu vươn trồng ớt Ariêu ở xã Mà Cooih
Trồng ớt Ariêu so với các loại cây trồng hoa màu khác cho thu nhập cao hơn lại ít tốn công chăm sóc và chí phí đầu vào. Ớt Ariêu lại thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng Ariêu- Axờ nên có mùi thơm ngon, hương vị đặc trưng rất riêng và rất đẹp. Càng đáng mừng là hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ vốn xây dựng thương hiệu ớt A Riêu Đông Giang với diện tích trồng ớt gần 10ha, chủ yếu ở các thôn A Bông, A Sờ, Azal xã Mà Cooih,...
Anh A Lăng Krang, trú thôn A Sờ, xã Mà Cooih phấn khởi nói: “Hồi trước nguồn thu nhập chính chủ yếu vào mấy sào sắn, ngô nên cuộc sống vất vã, khó khăn. Nhưng từ khi trồng ớt Ariêu, mỗi tháng gia đình anh hái bán ớt thu về gần 3 triều đồng, nên cuộc sống dần ổn định, có thể lo cho con cái ăn học, sắm sửa các tiện nghi trong gia đình mình”. Còn chị A Lăng Thị Cờ Rớt, thôn A Bông, xã Mà Cooih, cho biết: “Tôi được huyện Đông Giang hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật về trồng cây ớt Ariêu và đã thấy hiệu quả từ việc trôgnf ớt này. Giá ớt Ariêu từ 200- 250 ngàn đồng/1kg, đây là loại ớ sạch vì không sử dụng thuốc rầy trong quá trình chăm bón. Tôi rất mong sớm được gia nhập thành viên tổ hợp tác sản xuất ớt A Riêu Đông Giang để ớt có đầu ra ổn định”.
Ớt Ariêu được hái thu hoạch đem bán cho thương lái
Ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch UBND xã Mà Cooih cho biết: “Bước đầu người dân trồng ớt Ariêu gặp rất nhiều khó khăn, do thiếu kiến thức, kỷ thuật trồng loại ớt này, một phần chưa có biện pháp ngăn chặn một số con trùng, ốc sên, dế cắn chết. Trước tình trạng đó, UBND xã tổ chức họp dân tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỷ thuật gieo, ươm cây ớt giống và cách chăm sóc, thu hái. Theo đó, khi cây ớt con đạt độ cao từ 10-15 cm, cán bộ kỹ thuật xác nhận đủ tiêu chuẩn thì cung cấp cho các người dân trong tổ tiến hành đem trồng và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân”.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đông Giang: “Mô hình ớt Ariêu Đông Giang ở xã Màcooih đã đem lại hiệu quả cao gấp đôi so với trồng cây ngô, sắn,… nên huyện đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích, đòng thời đang tiến hành lập thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm ớt A Riêu Đông Giang theo địa chỉ sản xuất, thôn A Sờ xã Mà Cooih, huyện Đông Giang gửi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đăng ký nhãn hiệu độc quyền”.
Ớt Ariêu muối được đóng thành phẩm