Quy trình làm hương đen làng Chóa

Lê Khánh 08/04/2023 09:00

Từ xa xưa, làng Chóa thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) được nhiều người biết đến nhờ có nghề thủ công nổi tiếng là làm hương đen có tuổi đời hàng trăm năm...

Làng Chóa thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm hương đen với mùi thơm đặc trưng hiếm nơi nào có được.
Theo nhiều người làm hương ở trong làng Chóa, nghề làm hương đen có từ hàng trăm năm.
Nguyên liệu chính để làm nên những cây hương đen là sử dụng nhựa trám, than hoa, nứa.
Bởi vậy, mà mùi thơm đặc trưng của hương đen làng Chóa chẳng nơi đâu có được.
Theo bà Ngô Thị Bẩy người dân làng Chóa cho biết, để tạo nên nhưng cây hương đạt chuẩn thì khâu chọn nguyên liệu là bước vô cùng quan trọng, phải được lựa chọn kỹ càng. Nhựa trám phải được lấy từ Cao Bằng, than hoa không được phép dính tạp chất.
Cũng theo bà Bẩy, nứa phải được ngâm khoảng 3 tháng rồi mới được vót thành que hương và đem phơi khô dưới nắng.
“Khâu trộn nguyên liệu là công đoạn quyết định một phần lớn việc tạo nên hương thơm khác biệt cho loại hương đen đặc trưng của làng Chóa. Nhựa trám được đun sôi trộn cùng với than hoa từ cây gỗ bạch đàn đã được loại bỏ sạch tạp chất sau đó cho hỗn hợp nhựa trám với than hoa vào máy nghiền tạo độ mịn dẻo”, bà Bẩy cho hay.
Cũng theo bà Bẩy, công đoạn se hương được làm bằng tay, yêu cầu độ tỷ mỷ cao nên số lượng hương của một hộ gia đình trung bình chỉ rơi vào khoảng 400 đến 500 que mỗi ngày. Ngày nay, người dân tự nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy se hương, giúp năng suất tăng lên hàng chục lần.
Hình ảnh những que hương hoàn thành.
Đặc biệt, hương đen làng Chóa có thể để vài năm vẫn giữ được mùi thơm.
Tùy từng loại hương mà có giá khác nhau, từ 20.000 đồng - 400.000 đồng/100 que hương.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Quy trình làm hương đen làng Chóa