'Rước nước' - Nghi lễ độc đáo nhưng ít người biết ở Phú Thọ

Ngọc Hải 31/01/2023 17:23

Ngày 31/1, tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hoà (Phú Thọ) tổ chức Lễ hội đền Nghè - Đình Đông để tri ân công đức của hai vị anh hùng dưới thời Hai Bà Trưng là Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn. Ngoài ra, khi đến đây, mọi người còn được xem nghi lễ Rước nước vô cùng độc đáo.

Cụm di tích này thờ Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn là hai vị tướng giỏi dưới thời Hai Bà Trưng . Ảnh Ngọc Hải
Cụm di tích này thờ Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn là hai vị tướng giỏi dưới thời Hai Bà Trưng . Ảnh: Ngọc Hải.

Theo thần tích ngọc phả cụm di tích này thờ Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn là hai chị em ruột có lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo chống lại quân xâm lược phương Bắc. Trong thời gian khởi nghĩa hai chị em bà đã từng đến Văn Lang lập căn cứ chống giặc và đã lập được nhiều công lớn và được Trưng Nữ Vương ban thưởng. Sau khi đất nước thanh bình, hai chị em bà trở về Văn Lang sinh sống và cùng hóa tại đây. Nhân dân trong vùng trọng báo về kinh đô, Trưng Nữ Vương xuống chiếu cho dân Văn Lang lập miếu thờ hai vị. Năm 1992 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Nghi lễ Rước nước từ đền Nghè, đi đầu là cờ quạt rồi tới phường bát âm, tiếp đến là kiệu long đình trên đặt chiếc chóe . Ảnh Ngọc Hải
Nghi lễ Rước nước từ đền Nghè, đi đầu là cờ quạt rồi tới phường bát âm, tiếp đến là kiệu long đình trên đặt chiếc chóe . Ảnh: Ngọc Hải.
Đoàn lên thuyền ra giữa sông, chọn nơi nước trong, sạch nhất. Ảnh Ngọc Hải
Đoàn lên thuyền ra giữa sông, chọn nơi nước trong, sạch nhất. Ảnh: Ngọc Hải.
Các cụ cao niên dùng gáo múc nước sạch vào choé. Ảnh Ngọc Hải
Các cụ cao niên dùng gáo múc nước sạch vào choé. Ảnh: Ngọc Hải.

Lễ hội được bắt đầu bằng nghi lễ Rước nước từ đền Nghè, đi đầu là cờ quạt rồi tới phường bát âm, tiếp đến là kiệu long đình trên đặt chiếc chóe (là chiếc bình gốm sứ men lam vẽ rồng - phượng để đựng nước Thánh), hai bên có lọng che. Trang phục đám rước màu đỏ, đi theo là các già làng mặc áo tế cùng với các chức dịch trong làng. Ra gần đến bến sông đám rước dừng lại cho đội cờ chạy quanh ba vòng vừa chạy vừa hú to để diễn lại tích quân của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định. Đến bờ sông, kiệu dừng lại trên bờ, đoàn khiêng chiếc chóe đặt lên thuyền chở tới giữa dòng sông, các cụ bô lão trong làng chọn vùng nước trong, sạch nhất sông lấy gáo đồng múc nước đổ vào chóe qua một vuông vải đỏ được bịt kín miệng để ngăn bụi bẩn. Sau đó chóe nước được đưa lên kiệu và rước về đền Nghè nơi thần linh án ngự, trước khi rời bến sông đội cờ lại chạy ba vòng quanh đám rước như lúc đầu. Tất cả những việc trên được thực hiện với một nghi lễ thiêng.

Choé đựng nước sạch được đưa vào bờ. Ảnh Ngọc Hải
Choé đựng nước sạch được đưa vào bờ. Ảnh: Ngọc Hải.
Chóe nước được đưa lên kiệu và rước về đền Nghè nơi thần linh án ngự, trước khi rời bến sông đội cờ lại chạy ba vòng quanh đám rước. Ảnh Ngọc Hải
Chóe nước được đưa lên kiệu và rước về đền Nghè nơi thần linh án ngự, trước khi rời bến sông đội cờ lại chạy ba vòng quanh đám rước. Ảnh: Ngọc Hải.

Theo cụ Phạm Tiến Lưu (81 tuổi xã Văng Lang), Lễ hội đền Nghè - đình Đông là những lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ nông nghiệp của người Việt cổ. Vì đất nước ta là nước nông nghiệp nên vai trò của nước quan trọng. Truyền thống Rước nước tại làng đã có từ lâu đời, được các cụ truyền lại, mang giá trị to lớn với người nông dân, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, an khang, gia đình ấm no hạnh phúc. Nét độc đáo hơn nữa, khi tiền hành rước nước, khi đoàn rước đến bãi sông sẽ tiến hành chạy cờ hội cho các nam thanh, nữ tú trong đoàn thực hiện, đây là sự tái hiện lại việc rèn luyện quân sĩ, đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Hai Bà Trưng.

Nghi lễ là sự tái hiện lại việc rèn luyện quân sỹ, đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Hai Bà Trưng. Ảnh Ngọc Hải
Nghi lễ là sự tái hiện lại việc rèn luyện quân sĩ, đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Hai Bà Trưng. Ảnh: Ngọc Hải.

Sau lễ Rước nước là nghi thức đại lễ, đây là nghi thức trang trọng nhất để dân làng dâng cúng các vật phẩm như: xôi, thịt, bánh trái... Việc này được dân làng bàn bạc kỹ lưỡng để chọn ra những người có uy tín vào ban tế gồm: Chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng... Đây là những người làm việc Thánh, đại diện cho dân nên phải là người có đức độ, nhà không có “bụi”, sống chay tịnh hàng tuần trước ngày mở đám. Khi làm lễ ban tế phải mặc lễ phục thống nhất, đội mũ tế, đi hia. Riêng chủ tế mặc áo thụng đỏ, ngực có miếng đáp. Đại lễ kéo dài khoảng hai tiếng và trải qua khoảng 40 lần xướng và thực hiện. Ngoài ra, hội làng Văn Lang còn tổ chức nhiều trò diễn khác như hát nhà tơ, cờ tướng, múa rồng, chọi gà, bịt mắt bắt dê, kéo co... làm tăng thêm phần hấp dẫn của lễ hội truyền thống.

Lễ hội với nghi thức độc đáo nhưng nhiều người ở Đất Tổ chưa biết. Ảnh Ngọc Hải
Lễ hội với nghi thức độc đáo nhưng nhiều người ở Đất Tổ đến bây giờ mới biết. Ảnh: Ngọc Hải.

Anh Nguyễn Thành Duy (TP Việt Trì, Phú Thọ) cho biết, đây là lần đầu tiên anh đến với lễ hội, thấy không khí rất trang nghiêm, thành kính. Được chứng kiến các nghi thức tế lễ cảm thấy rất mới mẻ và hấp dẫn. "Lần sau tôi sẽ đưa thêm gia đình đến đây để cùng giới thiệu cho mọi người biết" - anh Duy nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    'Rước nước' - Nghi lễ độc đáo nhưng ít người biết ở Phú Thọ

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO