Thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh, các nhà khoa học theo dõi chất lượng giấc ngủ của 120.000 người trong vòng hai năm, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine hôm 15/9.
Kết quả cho thấy người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên, được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tính là béo phì, có thời lượng ngủ trung bình ngắn, khung giờ rối loạn hơn. Họ ngủ ít hơn người bình thường khoảng 15 phút mỗi ngày.
Nhiều phân tích trước đó đã chỉ ra sự liên quan của việc thiếu ngủ và cảm giác thèm ăn. Khi không ngủ đủ giấc, nồng độ ghrelin, còn gọi là hormone đói, tăng đột biến. Trong khi đó, hormone khác là leptin, được sản xuất bởi các tế bào mỡ, giảm mạnh. Cả hai đều báo hiệu cho não bộ cảm giác thèm ăn.
Theo các chuyên gia, mỗi người nên ngủ đủ 10 tiếng, tập thể dục khoảng 30 phút trong ngày. Thiếu ngủ dễ dẫn đến huyết áp cao, suy giảm hệ miễn dịch, thừa cân, giảm ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng đột ngột, hoang tưởng, trầm cảm...