Thông báo: CELA tuyển tư vấn cho dự án

30/10/2021 09:11

Tuyển tư vấn trong nước tiến hành tập huấn nâng cao nhận thức về vận động chính sách cho trẻ có tự kỷ và xây dựng chương trình hành động ở Việt Nam.

Bối cảnh chung

Dự án “Quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ: Khuyến nghị lập pháp qua khảo sát thực trạng tại Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh” (sau đây gọi là Dự án) được tài trợ bởi Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF) cho Trung tâm Tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật tháng 9 năm 2020. Dự án hướng tới việc đề xuất một khung pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam nhằm bảo đảm cho trẻ em tự kỷ được tiếp cận một cách bình đẳng, thỏa đáng với các dịch vụ giáo dục và điều trị có căn cứ khoa học và hợp pháp.

Dự án được thực hiện trong 2 giai đoạn với mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể: (i) Giai đoạn 1 là nghiên cứu so sánh chính sách, pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở các quốc gia trên thé giới và rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam, đồng thời, làm rõ thực trạng pháp luật và bất cập của việc quản lý các dịch vụ điều trị, giáo dục trẻ em tự kỷ ở Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát thực địa tại Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh; (2) Mục tiêu giai đoạn 2 là nâng cao năng lực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách gồm tổ chức của các phụ huynh, người chăm sóc, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà chuyên môn; đồng thời đề xuất những kiến nghị lập pháp về quản lý dịch vụ điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam.

Theo kế hoạch triển khai dự án đã được Quỹ JIFF phê duyệt, Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật tuyển chọn chuyên gia cho Hội thảo tập huấn: “Nâng cao nhận thức về vận động chính sách cho trẻ có tự kỷ và xây dựng chương trình hành động”. Đây là một hoạt động để thực hiện Mục tiêu cụ thể 4. Khuyến nghị lập pháp về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam.

Mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động Hội thảo tập huấn là nhằm cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức và kĩ năng về việc vận động chính sách cho trẻ tự kỷ. Từ đó xây dựng chương trình hành động nhằm thúc đẩy các kiến nghị của Dự án.

Phương pháp sử dụng

Chuyên gia tư vấn chủ động thực hiện nội dung nghiên cứu theo các phương pháp sau:

  • Sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia, huy động và thúc đẩy tối đa sự tham gia của các phụ huynh và người chăm sóc trẻ tự kỷ, một số nhà chuyên môn;
  • Tập huấn theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội hoặc trực tuyến tùy theo tình hình dịch bệnh Covid-19;

Thời gian và quy mô tổ chức

  • Thời gian thực hiện Hội thảo tập huấn dự kiến trong 2 ngày. Dự kiến tổ chức trong tháng 12 năm 2021.
  • Số lượng người tham gia: dự kiến 37 người tham gia.

Mô tả phạm vi công việc và đầu ra

Chỉ dẫn

  • Chuyên gia tư vấn chịu trách nhiệm trước Giám đốc dự án. Các cán bộ dự án sẽ phối hợp và hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong tiến hành công việc.
  • Toàn bộ chi phí tổ chức Hội thảo tập huấn tại địa điểm Hà Nội được tính riêng, không bao gồm trong thù lao trả cho chuyên gia.
  • Việc sử dụng các tài liệu, kết quả Hội thảo tập huấn cho các mục đích khác không thuộc phạm vi hoạt động cần được sự chấp thuận bằng văn bản của Dự án.
  • Kế hoạch và phương thức thực hiện tập huấn có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam nhưng không làm tăng thù lao trả cho chuyên gia.

Yêu cầu về trình độ chuyên môn

Dự án tuyển nhóm 02 chuyên gia tư vấn để thực hiện hoạt động tập huấn.

Yêu cầu đối với chuyên gia 1:

- Ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông xã hội, vận động chính sách.

- Có kinh nghiệm đào tạo/tập huấn thúc đẩy vận động chính sách.

- Có kinh nghiệm làm việc với các nhóm thiểu số, đặc biệt là người tự kỷ và gia đình, người chăm sóc của họ là một lợi thế.

- Am hiểu và có kỹ năng vận động chính sách chuyên nghiệp.

- Có kỹ năng lập kế hoạch, điều hành lớp tập huấn

- Có kỹ năng làm việc với cộng đồng

Yêu cầu đối với chuyên 2:

- Ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc về vấn đề trẻ tự kỷ

- Có chuyên môn sâu về giáo dục, điều trị trẻ tự kỷ

- Có kinh nghiệm giảng dạy/đào tạo/ tập huấn liên quan đến vấn đề tự kỷ

- Có kỹ năng lập kế hoạch, điều hành lớp tập huấn

- Có kỹ năng làm việc với cộng đồng

Điều khoản thanh toán

- Kinh phí chi trả cho dịch vụ tư vấn được cấp từ nguồn vốn tài trợ của Dự án.

- Mức thù lao của chuyên gia tư vấn sẽ căn cứ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật.

- Kinh phí đề xuất đã bao gồm chi phí xây dựng chương trình, nội dung tập huấn; giảng bài; viết báo cáo sau tập huấn nội dung.

- Kinh phí tập huấn được thanh toán 1 lần và chuyên gia phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành.

Thời hạn nộp hồ sơ tư vấn:

Chuyên gia, nhóm chuyên gia quan tâm gửi hồ sơ tư vấn gồm:

  • Sơ yếu lý lịch (CV).
  • Sơ bộ đề xuất chương trình tập huấn.

Hạn nộp hồ sơ: 17h ngày 15/11/2021

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới địa chỉ sau:

Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật (CELA).

27 Trần Xuân Soạn, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thông báo: CELA tuyển tư vấn cho dự án