Vị Tổng thống nổi tiếng nhưng hết sức khiêm nhường của nước mỹ, ông Barack Obama, đã nói lời từ biệt với toàn thể đất nước trong đêm thứ Ba (sáng 11/1 giờ VN), tuyên bố trong bài phát biểu cuối cùng rằng ông vẫn giữ viễn cảnh tốt đẹp về nước Mỹ nhưng cũng cảnh báo về nhiều điều.
Phút xúc động đến rơi lệ của Tổng thống Barack Obama
trong bài phát biểu cuối cùng tại Chicago. (Nguồn: CNN).
Với giọng nói đôi lúc đầy cảm xúc, ông Obama đã nhắc lại hai nhiệm kỳ với những khoảnh khắc cả thành công lẫn thất bại. Dù thừa nhận có nhiều vấn đề chính trị đầy quan ngại, nhưng ông Obama vẫn lyêu cầu người dân Mỹ tiếp tục nỗ lực tái hòa giải của mình.
“Mỗi người trong chúng ta hãy trở thành những người bảo vệ của nền dân chủ này” - ông Obama nói - “Để có thể thực hiện hiện vụ cao cả này, chúng ta cần phải tiếp tục cố gắng cải thiện đất nước vĩ đại của chúng ta”.
Ông Obama cũng nhấn mạng về sự đoàn kết bất chấp một đời Tổng thống không thể thiếu những phút bất đồng với Quốc hội. “Dân chủ không phải lúc nào cũng giống nhau”; ông Obama nói; “Những người đi trước cũng đã phải cãi vã, thỏa hiệp, và họ mong muốn chúng ta làm điều tương tự. Nhưng họ biết rằng dân chủ luôn cần có sự đoàn kết”.
Bài phát biểu ông Obama được xem là sự kiện nổi bật nhất trong hành trình tạm biệt kéo dài khoảng một tháng, tham gia các cuộc phỏng vấn báo chí, các cuộc phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình… Thông qua nó, ông Obama muốn tạo điểm nhấn về những thành tựu mà bản thân đã đạt được sau hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng, qua các con số thống kê cho thấy nước Mỹ đã tốt hơn nhiều so với cách đây 8 năm.
Khi đang phát biểu trước đám đông người ủng hộ, ông Obama thường xuyên bị ngắt quãng bởi những tiếng la hét “Chúng tôi yêu quý ông Obama”, hay “thêm 4 năm nữa”… dường như để hoan nghênh những thành tựu mà ông đạt được trong suốt 8 năm qua, từ đạo luật chăm sóc sức khỏe cho tới bình đẳng hôn nhân, dù bản thân ông tự nhận rằng công việc đó vẫn chưa hoàn thiện.
Ông Obama nhấn mạnh rằng ông công nhận ông Donald Trump với tư cách người kế nhiệm mình, thêm rằng ông cam kết sẽ thực hiện một quá tình chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng các chính trị gia đảng Dân chủ không nên tỏ ra quá hiềm khích đối với vị Tổng thống mới của họ.
Ông Obama, người từng nói rất nhiều về vấn đề sắc tộc trong khoảng thời gian ở Nhà Trắng, đã sử dụng bài phát biểu của mình để kêu gọi người dân Mỹ tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn để có thể hiểu được nỗi khó khăn của những người khác. Sau khoảng thời gian nước Mỹ phải chứng kiến nhiều vụ việc căng thẳng liên quan tới vấn đề sắc tộc, ông Obama dường như mong muốn người dân Mỹ hãy xóa tan sự khác biệt và tái hòa giải.
“Những đứa trẻ da màu sẽ đại diện cho một bộ phận lớn lực lượng lao động của nước Mỹ trong những năm tới”, ông Obama nói, kêu gọi chính quyền mới đề ra nhiều quy định tốt hơn để giúp đỡ trẻ em nhập cứ vươn tới thành công trong cuộc sống. Ông cũng nói rằng “luật pháp là chưa đủ” để giải quyết những khác biệt còn tồn tại trong cộng đồng người dân Mỹ.
“Trái tim của chúng ta cũng cần phải thay đổi” - ông Obama nói.
Ông cũng kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Phi và các cộng đồng người thiểu số thông cảm với “những người đàn ông da trắng trung niên, những người mà dân nhập cư coi là có đầy đủ mọi điều thuận lợi, trong khi cuộc sống của những người này cần phải xem xét cả về mặt kinh tế văn hóa, và sự tiến bộ của công nghệ”.
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi người dân da trắng xem các cuộc biểu tình của cộng đồng người thiểu số như một cuộc đấu tranh “không phải để đòi hỏi được đối xử đặc biệt, mà là đối xử công bằng như những người sáng lập ra đất nước đã cam kết”.
“Dù đã đạt được thành tựu, chúng ta vẫn phải luôn cố gắng” - ông Obama nói - “Cần phải chắc rằng mọi công dân đều yêu quý đất nước này, rằng họ trân trọng giá trị của gia đình và sự chăm chỉ, rằng những đứa trẻ của họ cũng mang đầy hy vọng và được yêu quý”.
Đưa ra bài phát biểu tại Chicago, ông Obama hy vọng sẽ vực dậy một làn sóng đầy thiện chí sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới. Thay vì lựa chọn Phòng Bầu dục để đưa ra bài phát biểu này, ông Obama đã lựa chọn thành phố nơi mà sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu và cũng chính là nơi mà ông tuyên bố chiến thắng tỏng năm 2008 và 2012.
Trong khán vòng rộng lớn có sự góp mặt của trên 20.000 người ủng hộ cùng các đội ngũ nhân viên cũ của ông Obama, bầu không khí đôi lúc trở nên đượm buồn. Trước khi đọc bài phát biểu, các cố vấn của ông nói rằng ông Obama là người luôn nhớ về quê hương. Vài tuần gần đây, ông Obama rất hiếm khi đề cập tới kế hoạch tương lai của mình với tư cách một cựu Tổng thống.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng đã đưa ra một bài phát biểu từ biệt của riêng mình trong buổi phỏng vấn truyền hình với người dẫn chương tình nổi tiếng Oprah Winfrey. Bà đã chia sẻ những cảm xúc rất thật của mình bằng giọng nói run run và những giọt nước lăn trên má: “Tôi hy vọng rằng mình đã khiến các bạn tự hào”.
Trong bài phát biểu của mình hôm 11/1, ông Obama cũng rất xúc động khi nói về công việc đầy thử thách của vợ mình. “Em đã phải nhận lấy một nhiệm vụ mà bản thân không yêu cầu và tự hoàn thành nó với sự bền bỉ và dịu dàng, và cả hài hước nữa. Em đã biến Nhà Trắng thành một nơi thuộc về mọi người”, ông Obama nói.