Vào lúc 9h30, sáng nay, 9/9, Cơ quan Khảo sát địa chất của Mỹ đã đo được một rung chấn mạnh 5,3 độ richter trên lãnh thổ Triều Tiên. Tâm chấn nằm gần khu dân cư, cách khoảng 20 km từ địa điểm thử hạt nhân Pangiri.
Hình ảnh một vụ nổ bom hạt nhân. (Ảnh minh họa).
Cơ quan thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, dựa trên cơ sở mức độ của cơn dư chấn đã ước tính sức mạnh của vụ nổ là khoảng trên 10 kiloton. Đây được coi là vụ thử hạt nhân lớn nhất của Triều Tiên từ trước tới nay.
Cục Khí tượng quốc gia của Hàn Quốc khẳng định thêm rằng, các chấn động này là nhân tạo chứ không phải tự nhiên.
Theo cơ quan Yonhap của Hàn Quốc, có khả năng rất cao rằng Triều Tiên đã thực hiện một vụ thử hạt nhân để kỷ niệm ngày thành lập của đất nước được tổ chức vào hôm nay.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẽ đề nghị triệu tập khẩn cấp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu đây thực sự là thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên. Trong đó thảo luận về vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên vào tháng một năm nay và thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
Reuters cho biết, sau các luồng thông tin về việc Triều Tiên sẽ có thể tiếp tục thử nghiệm hạt nhân, diễn biến trên các sàn giao dịch của Nhật Bản đã thay đổi từ tích cực đến tiêu cực do lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo.
Trước đó, vào ngày 6/1, Triều Tiên đã tiến hành một thử bom hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, các phương tiên truyền thông đã chính thức thông báo rằng đây không phải là một quả bom hạt nhân mà là một quả bom nhiệt hạch.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giải thích rằng, biện pháp này là cần thiết để "giữ gìn trật tự" trên bán đảo và bảo vệ đât nước không bị tấn công.
Sau khi Triều Tiên kích hoạt các thử nghiệm quân sự hồi đầu tháng 3 năm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một lệnh trừng phạt mới với các điều kiện khó khăn chưa từng có đối với Triều Tiên.
Theo đó, kêu gọi lệnh cấm xuất khẩu than đá, quặng sắt, titan, vanadium, vàng và các kim loại quý khác của Bình Nhưỡng. Bên canh đó, còn có lệnh cấm vận hàng không và nhiên liệu tên lửa.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực ngân hàng đã được đưa ra nhằm thắt chặt hàng hóa và nhắm mục tiêu vào những người và các đối tượng liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Sau khi tên lửa của Triều Tiên rơi trong vùng biển Nhật Bản, Nhật Bản đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên trong mùa hè.