Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm nằm trên ngọn đồi ở xã Sơn Châu (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Cẩm Kỳ Nghĩa trang được xây dựng vào năm 1978, với diện tích rộng 22.000m2. Đây là nơi yên nghỉ, tưởng niệm của hơn 1.230 liệt sĩ làm nhiệm vụ quốc tế. Ảnh: Cẩm Kỳ Nghĩa trang gồm các hạng mục chính như: tượng đài, các khu mộ, đường lên xuống, công trình thoát nước, hệ thống cây xanh… Phần mộ được phân thành khu A, khu B. Ảnh: Cẩm Kỳ Nghĩa trang được xây dựng với kiến trúc độc đáo có hình cánh cung, xếp bậc thang quây tròn hướng về đài tưởng niệm. Đây là vùng đất sơn thủy hữu tình, được bao bọc bởi núi Nầm uy nghi, phía sau là những rừng thông trùng điệp. Ảnh: Cẩm Kỳ Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm là công trình đền ơn đáp nghĩa, biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết Việt – Lào, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, uống nước nhớ nguồn tới các tầng lớp nhân dân. Ảnh: Cẩm Kỳ Nơi đây chứng kiến nhiều cuộc tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đẫm nước mắt của Nhân dân hai nước Việt Nam – Lào. Ảnh: Cẩm Kỳ Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại đất bạn Lào qua các cuộc chiến tranh. Từ năm 1999 đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập ban công tác đặc biệt, phối hợp với nước bạn Lào tìm kiếm, quy tập, cất bốc, đưa được 810 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam về nước. Ảnh: Cẩm Kỳ Phần lớn những ngôi mộ liệt sĩ ở đây là những bộ đội, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, trong đó ở Lào là nhiều nhất. Ảnh: Cẩm Kỳ Dòng chữ trên đài tưởng niệm như lời nhắc nhở thế hệ mai sau khắc ghi sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, những người đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Cẩm Kỳ Tại nghĩa trang này, ngoài các ngôi mộ liệt sĩ quê Hà Tĩnh, còn có các ngôi mộ của liệt sĩ quê tại các tỉnh, thành bạn như Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa. Ảnh: Cẩm Kỳ Trong đó có 612 ngôi mộ chưa xác định được thông tin. Ảnh: Cẩm Kỳ Những dịp lễ lớn như Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, có nhiều tổ chức đoàn thể địa phương và các em học sinh đến hỗ trợ dọn vệ sinh, cắt tỉa cây xanh để góp phần tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước và phục vụ nhu cầu thăm viếng của mọi người. Ảnh: Cẩm Kỳ “Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm ngày càng khang trang, sạch đẹp, từng phần mộ ở đây luôn nhận được hương khói thường xuyên của các đoàn thể, cá nhân. Là người con xa quê, mỗi lần về dâng hương cho bố đang nằm tại đây, gia đình chúng tôi thấy ấm áp và được an ủi nhiều”, ông Phạm Đình Cầm (trú tại tỉnh Lâm Đồng) xúc động nói. Hiện nay, tại Nghĩa trang liệt sĩ Nầm còn hơn 300 ngôi mộ chờ và diện tích đất trống để sẵn sàng cho công tác quy tập hài cốt liệt sĩ trong thời gian tới. Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ. Ảnh: Cẩm Kỳ
Chiều 16/4, 143 đại biểu là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung, dân công hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Những nhân chứng sống của lịch sử đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình đã trân trọng dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.