Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 7 tháng năm 2024 ước đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 7/2024 ước đạt 57,6 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý đạt 10,1 nghìn tỷ đồng, giảm 4,9%; vốn địa phương quản lý đạt 47,5 nghìn tỷ đồng, giảm 0,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 301,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 40,2% và tăng 23,6%). Cụ thể:
Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý ước đạt 51,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm và giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 249,6 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2024 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký cấp mới có 1.816 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 10,76 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 35,6% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7,88 tỷ USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,94 tỷ USD, chiếm 18%; các ngành còn lại đạt 939,7 triệu USD, chiếm 8,8%.
Trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,55 tỷ USD, chiếm 42,3% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam (FDI) 7 tháng năm 2024 ước đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,98 tỷ USD, chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 9,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 481,1 triệu USD, chiếm 3,8%.
Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 150,7 triệu USD, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khai khoáng đạt 58,6 triệu USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 28,9 triệu USD, chiếm 19,2%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 24,7 triệu USD, chiếm 16,4%; dịch vụ khác đạt 10,0 triệu USD, chiếm 6,6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí đạt 6,8 triệu USD, chiếm 4,5%...