11 cảnh sát Mỹ thương vong trong cuộc biểu tình ở Dallas

Theo Reuters CNN 08/07/2016 14:36

Ít nhất 4 cảnh sát ở thành phố Dallas thiệt mạng và 7 người bị thương sau khi bị 2 tay súng bắn tỉa trà trộn vào dòng người biểu tình tấn công. Các cuộc biểu tình nhằm phản đối việc cảnh sát dùng súng tấn công những người đàn ông da màu.


Người dân tuần hành ở Dallas, Texas, ngày 7/7. Ảnh: AFP.

Ngày 7/7, những người biểu tình tại Chicago, New York, St.Paul và Minnesota (Mỹ) đã xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ sau vụ cảnh sát bắn chết người da màu thứ hai trong hai ngày. Đêm cùng ngày (giờ địa phương), một vụ biểu tình bạo lực xảy ra tại thành phố Dallas, bang Texas.

Theo báo cáo, ít nhất 4 cảnh sát ở thành phố Dallas thiệt mạng và 7 người bị thương sau khi bị 2 tay súng bắn tỉa trà trộn vào dòng người biểu tình tấn công. Các cuộc biểu tình nhằm phản đối việc cảnh sát dùng súng tấn công những người đàn ông da màu.

Dòng người biểu tình tại New York.

Theo Giám đốc cảnh sát Dallas, David Brown, những kẻ tấn công đã phục kích và nổ súng, một số cảnh sát bị bắn vào lưng và họ đang tìm kiếm bom có thể được giấu trong khu vực biểu tình trên.

Trước đó, vụ hai cảnh da trắng bắn chết một người da màu ở Louisiana đã khiến nhiều người bức xúc, xuống đường biểu tình. Ban đầu, các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình song trở nên căng thẳng sau vụ cảnh sát bắn chết người da màu Philando Castile gần St.Paul cuối ngày 6/7.

Bạn gái của Castile sau đó đã quay video trực tiếp trên Facebook cho thấy Castile đang ngồi ghế bên cạnh trên ô tô, máu thấm đỏ còn một sĩ quan cảnh sát chĩa súng vào anh. Con gái của bạn gái Castile cũng có mặt trong xe lúc đó. Castile chết tại trung tâm y tế quận Hennepin sau khi trúng nhiều vết đạn.

Vụ việc xảy ra chỉ 1 ngày sau cái chết của người da màu Alton Sterling, 37 tuổi ở Baton Rouge, Louisiana. Sterling thiệt mạng trong một cuộc ẩu đả với hai sĩ quan cảnh sát da trắng. Đoạn video về vụ việc gây ra một làn sóng phản đối trên phương tiện truyền thông xã hội.

Người biểu tình xuống đường.

Tại Chicago, người biểu tình chặn một lối trên tuyến cao tốc Dan Ryan – một trong những mạch giao thông chính của thành phố này trong khoảng 10 phút.

Tại New York, hàng trăm người biểu tình xuống đường, làm tắc nghẽn giao thông tại Quảng trường Times ở trung tâm Manhattan với khẩu hiệu: “Giơ tay lên, không bắn”.

Trong khi đó, tại thành phố St.Paul, khoảng 1.000 người biểu tình tụ tập bên ngoài dinh thự của Thống đốc bang Minnesota hô vang các khẩu hiệu, trong đó có đòi những cảnh sát bắn chết người da màu phải bị đuổi việc. Thống đốc Mark Dayton sau đó đã phải xuất hiện trong nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình của đám đông.

Cảnh sát trấn áp người biểu tình trên tuyến phố tại Manhattan, New York.

Trước đó trong ngày, ông cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành. Ông Dayton kêu gọi Bộ Tư Pháp Mỹ mở cuộc điều tra song Bộ này cho biết họ sẽ hỗ trợ quá trình điều tra khi cần thiết. Trong vụ nổ súng ở Baton Rouge, Bộ Tư Pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra dân sự.

Các sĩ quan cảnh sát liên quan tới hai vụ nổ súng trên đều đã tạm thời bị cho nghỉ việc. Hai vụ thiệt mạng liên tiếp của người da màu làm dấy lên cuộc tranh cãi về quyền sử dụng vũ lực của cảnh sát, phân biệt chủng tộc. Đồng thời, những vụ này cũng châm ngòi cho cuộc biểu tình tuần hoàn, đôi khi là bạo lực trong hai năm qua,

“Chúng tôi sắp chết, chúng tôi đang bị giết bởi những người đeo huy hiệu và không ai làm bất cứ điều gì để ngăn chặn nó lại”, người biểu tình Tanya McDonald, 28 tuổi nói.

Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi các vụ bắn chết người da màu là “bi kịch”.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    11 cảnh sát Mỹ thương vong trong cuộc biểu tình ở Dallas