4 giải pháp tránh lãng phí nguồn lực của gia đình và xã hội

14/06/2014 22:42

Bộ Lao động – Thương binh và xãhội trả lời Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân về nội dung: "Cử tri và nhân dânbăn khoăn về thông tin có 72.000 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đạihọc chưa có việc làm; đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và thực hiệncác giải pháp đồng bộ để tránh lãng phí nguồn lực của gia đình và xã hội.”,như sau:

Theokết quả điều tra lao động - việc làm của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao độngnăm 2013 là 53,69 triệu người, tăng 1,71% so với cùng kỳ năm 2012; cả nước có900 ngàn người thất nghiệp (chiếm 1,9% lực lượng lao động), tỷ lệ thất nghiệpcủa thanh niên trong độ tuổi 15-24 là 5,95%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ởnước ta còn thấp, có 25,45 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (baogồm cả công nhân kỹ thuật không bằng cấp) chiếm 47,4%, tỷ lệ lao động cóbằng/chứng chỉ từ sơ cấp trở lên dù đã tăng những năm gần đây nhưng vẫn còn rấtthấp năm 2013 là 18,19% (năm 2010: 14,7%, năm 2011: 15,5%, năm 2012: 17,3%).Hiện cả nước ước có khoảng 52,4 triệu người có việc làm, tăng 1,36% so vớinăm 2012, lao động vẫn làm việc chủ yếu trong khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản (46,9%).

Mặc dùthị trường lao động trong thời gian qua có sự phát triển nhưng sự mất cân đốicục bộ về cung cầu lao động vẫn tiếp tục tồn tại, đặc biệt trong đó chứa đựngnghịch lý thiếu lao động có tay nghề trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo lạithất nghiệp cao (trong số người thất nghiệp năm 2003 thì lao động có trình độtừ cao đẳng trở lên chiếm 27,4%). Nguyên nhân lớn nhất của vấn đề này là chấtlượng đào tạo lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, cơcấu ngành nghề đào tạo, chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn nhiều bấtcập như thiếu trầm trọng lao động ở các vị trí như cơ khí, may mặc, chế biếngỗ,…nhưng lại thừa lao động có chuyên môn về quản trị kinh doanh, kếtoán,…Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: điều kiện lao động không đápứng được yêu cầu (người sử dụng lao động sử dụng lao động làm nhiều thời gianhơn quy định, thu nhập thấp, không có chính sách hỗ trợ nhà ở, đi lại, bảohiểm,…) nên không thu hút được lao động; Tâm lý người lao động không muốn xaquê, "đứng núi này trông núi nọ"; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hộicác vùng, địa phương không đồng bộ; Công tác dự báo và thông tin thị trường laođộng chưa được quan tâm;…

Đểkhắc phục thực trạng trên chưa thể thực hiện được ngay mà cần phải có thời gianvà sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Trước mắt, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã, đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhưsau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường laođộng; đẩy mạnh dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cungcấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo, xuhướng việc làm để giúp định hướng giáo dục đào tạo... giúp người lao động lựachọn và quyết định học nghề, lập nghiệp và tham gia thị trường lao động;

Thứ hai, tiếp tục nâng cao hiệu qủa của các Trung tâm dịchvụ việc làm, tăng cường hoạt động giao dịch việc làm để kết nối thông tin thịtrường lao động (giữa địa phương với Trung ương, giữa địa phương với địaphương, giữa Trung tâm với Trung tâm, Trung tâm với doanh nghiệp và cơ sở đàotạo, doanh nghiệp với địa phương, với cơ sở đào tạo…).

Thứ ba, khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn Bộluật lao động năm 2012, Luật Việc làm năm 2013, Luật Dạy nghề trong đó quy địnhcụ thể về quan hệ lao động, tiền lương, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, pháttriển kỹ năng nghề cho người lao động,…;

Thứ tư, thực hiện Chiến lược dạy nghề giai đoạn2011-2020, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm; gắnkết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp; thực hiện giảng dạy, truyền nghề trựctiếp tại doanh nghiệp, làng nghề; tăng cường rèn luyện, nâng cao hiểu biết vềpháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động.

* Về nội dung:"Cửtri và nhân dân kiến nghị tăng mức trợ cấp cho các gia đình thương binh, liệtsỹ để phù hợp với giá cả thị trường ngày càng cao hơn”, Bộ Lao động –Thương binh và xã hội cho rằng:

Trongnhững năm qua, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đã đượcđiều chỉnh hàng năm, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, cân đối vớiviệc nâng mức lương tối thiểu (lương cơ sở) và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Gầnđây nhất, ngày 04/9/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chínhphủ ban hành Nghị định số 101/2013/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưuđãi đối với người có công với cách mạng; mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp,phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị địnhnày là 1.220.000 đồng, tăng 9,9% so với mức cũ (1.110.000 đồng) và cao hơn mứclương cơ sở hiện hành (1.150.000 đồng).

Thựchiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Một số vấn đề cải cách chính sáchtiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cảicách đến năm 2020", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với BộNội vụ và các cơ quan liên quan thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương và đang tíchcực triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung theo Kết luận số 63-KL/TW, trongđó có việc xây dựng và ban hành Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểmxã hội, cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.


(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    4 giải pháp tránh lãng phí nguồn lực của gia đình và xã hội