80 năm trận Trân Châu Cảng: Dấu ấn lịch sử khó phai trong trái tim người Mỹ

Minh Tuấn (THEO REUTERS) 08/12/2021 11:27

Sáng 8/12 (giờ Việt Nam), toàn nước Mỹ đã kỷ niệm 80 năm kể từ ngày Nhật Bản tấn công vào căn cứ hải quân ở Trân Châu Cảng, quần đảo du lịch tọa lạc tại Hawaii, trong bối cảnh "thế hệ vĩ đại nhất" - số người Mỹ lớn lên và chiến đấu trong Thế chiến thứ hai đang giảm dần.

Theo các nhà sử học, cuộc tấn công vào ngày 7/12/1941 đã làm rung chuyển một quốc gia vốn chỉ tập trung nguồn lực vào Thế chiến thứ hai diễn ra ở châu Âu, dẫn đến sự sơ hở trước mối đe dọa từ Nhật Bản. Cuộc thảm sát lịch sử đã cướp đi sinh mạng của 2.390 người Mỹ - nguồn cơn của màn “trả đũa" thả bom nguyên xuống Hiroshima và Nagasaki, gây chấn động địa cầu lúc bấy giờ.

Sáng sớm ngày 8/11, Tổng thống Joe Biden đã đến thăm đài tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng xuyên suốt Thế chiến thứ hai Washington, gửi lại đó một vòng hoa tang ngỏ lời chia buồn. Đệ nhất phu nhân Jill Biden đã đặt một bó hoa tại cột đài tưởng niệm ở New Jersey để vinh danh cha bà, ông Donald Jacobs, cựu Đặc nhiệm Hải quân Mỹ hy sinh trong Thế chiến thứ hai.

Ngày 7/12, một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức tại Trân Châu Cảng tại Hawaii trong đêm mưa nhằm vinh danh 58 quân nhân đã thiệt mạng trên thiết giáp hạm USS Utah, con tàu đầu tiên phát nổ trong vụ tấn công lịch sử.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đệ nhất Phu nhân Jill Biden ghé thăm đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ hai nhân ngày kỷ niệm 80 năm sự kiện Trân Châu Cảng tại Washington. Ảnh Reuters.

"Sáng ngày 7/12/1941, trong vài phút đầu tiên của cuộc tấn công Trân Châu Cảng, hai quả ngư lôi đã nhắm vào Utah, đưa nước biển nhanh chóng nhấn chìm con tàu", Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ Jason Adams cho biết.

"Thuyền trưởng Tomich ở trong phòng máy, giữ cho lò hơi ổn định nhất trong nỗ lực đưa các thủy thủ xuống tàu một cách an toàn. Utah bị lật úp khiến 58 người thiệt mạng trong 12 phút", ông Adams nhắc đến Peter Tomich, thủy thủ trưởng của con tàu. Tomich hy sinh cùng các đồng đội.

Các thành viên của Hải quân Mỹ, các cựu chiến binh, bạn bè và gia đình các nạn nhân đứng lên tưởng niệm khi tên của những người đã khuất vang lên cùng với một hồi chuông. Tiếng kèn "Taps" sau đó được phát gần nơi xảy ra vụ chìm tàu.

Một số lễ tưởng niệm khác do Cơ quan Công viên Quốc gia và Hải quân Mỹ tổ chức sẽ được triển khai để đánh dấu ngày kỷ niệm thiêng liêng này. Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã gọi vụ tấn công này là "một ngày sống trong nỗi ô nhục".

Mỹ sau đó đã để lại một dấu ấn kinh hoàng không chỉ Nhật Bản mà cả thế giới cho tới ngày hôm nay. Vào tháng 8/1945, vài ngày sau trận chiến Trân Châu Cảng, 2 quả bom nguyên tử “Little Boy" và “Fat Man" lần lượt được thả xuống bầu trời Hiroshima và Nagasaki, tạo ra một “mồ chôn" của hàng trăm nghìn thường dân.

Các cựu chiến binh Thế chiến thứ hai, cùng với gia đình và bạn bè nạn nhân trong lễ tưởng niệm USS Nevada. Ảnh Reuters.

80 năm sau, số người sống sót và cựu chiến binh ngày càng giảm dần. Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa Bob Dole, người từng trải qua những vết thương tinh thần lẫn thể chất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã qua đời vào ngày 5/11, hưởng thọ 90 tuổi.

Phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết, vòng hoa tưởng niệm hôm 7/11 điểm xuyết một bông hướng dương dại, loài hoa đại diện cho bang Kansas, nhằm vinh danh tiểu bang quê hương ông Dole White.

Cựu Tổng thống George H.W. Bush, từng tham gia lực lượng Hải quân Mỹ sau sự kiện Trân Châu Cảng, đã qua đời vào năm 2018 ở tuổi 94. Cựu chiến binh Mỹ lớn tuổi nhất còn sống trong cuộc tấn công lịch sử, ông Ray Chavez, cũng đã từ trần vào năm 2018 ở tuổi 106.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    80 năm trận Trân Châu Cảng: Dấu ấn lịch sử khó phai trong trái tim người Mỹ