Cầu Đuống được xây dựng từ năm 1902 đây là cây cầu huyết mạch nối quận Long Biên với huyện Gia Lâm (Hà Nội). Cầu có chiều dài 225 m, đi chung đường sắt và đường bộ. Cầu có bề rộng thông thuyền khoảng 26 m. Sau hơn 119 năm đưa vào hoạt động, mặc dù được tu bổ thường xuyên. Tuy nhiên, lưu lượng phương tiện lưu thông qua lớn cùng với tuổi thọ cao khiến cây cầu xuống cấp nghiêm trọng. Lần tu bổ lớn gần đây nhất được tiến hành vào năm 2010 để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Tuy nhiên, được bảo trì thường xuyên nhưng do thời gian xây dựng đã khá lâu nên trong quá trình sử dụng nên cầu đã bị xuống cấp trầm trọng. Mặt đường nhiều vị trí xuống cấp, trơ khung sắt, xuất hiện nhiều “ổ gà” gây mất ATGT. Hệ thống, phòng cháy chữa cháy được đặt trên cầu không còn sử dụng được. Anh Phạm Văn Công trú tại Gia Lâm, Hà Nội cho biết: “Hàng ngày, tôi di chuyển từ Gia Lâm sang Long Biên để làm việc. Việc di chuyển qua cây cầu gặp nhiều khó khăn khi mặt đường xuất hiện nhiều ổ gà, vết nứt toác ngang đường. Trước đó vào tháng 5.2021, trụ cầu Đuống đã được thực hiện sửa chữa, nhưng hiện nay lại xuống cấp. Theo tờ trình của Ban Quản lý Dự án (QLDA) 6, dự án sẽ tiến hành đầu tư xây dựng mới cầu đường sắt Đuống về phía thượng lưu cách cầu hiện hữu 16,5 m và xây dựng mới cầu đường bộ theo quy hoạch để tách cầu đường bộ ra khỏi đường sắt. Trong đó, khổ thông thuyền cầu đường bộ cấp II (rộng 50 m, cao 9,5 m), khổ thông thuyền đường sắt cấp II hạn chế tĩnh không (rộng 50 m, cao 7 m). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.793 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2025. Theo kế hoạch, dự án cũng tiến hành xây dựng cầu Đuống đường bộ có điểm đầu tại vị trí nút giao khu vực chân cầu Đuống hiện hữu trên đường Ngô Gia Tự (quận Long Biên), điểm cuối tại khu vực nút giao giữa đường Hà Huy Tập với đường Phan Đăng Lưu (huyện Gia Lâm). Tim cầu Đuống đường bộ cách tim cầu hiện hữu khoảng 100 m về phía hạ lưu. Trao đổi với PV, ông Thái Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban QLDA6 cho biết, trong cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, chi phí bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã chiếm gần 50% (776,2 tỷ đồng). Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được tách thành tiểu dự án và giao cho UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện. ”Để triển khai dự án này, các vấn đề về kỹ thuật hoàn toàn xử lý được nhưng khó khăn nhất sẽ là công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Chúng tôi kiến nghị, sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư và triển khai các bước tiếp theo, chính quyền và các cơ quan liên quan của TP Hà Nội sớm vào cuộc hỗ trợ đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án”.