Không có ranh giới rõ ràng, chỉ biết “địa phận” xóm chạy thận lọt thỏm giữa ngõ 121 Lê Thanh Nghị, song cứ đến đây hỏi đường vào thì ai cũng biết.
Những bệnh nhân sống lâu năm ở xóm nghèo chạy thận.
Trước đây nó có tên là ngõ Cột Cờ, sau đổi thành 121 Lê Thanh Nghị. Khu xóm có khoảng 50 phòng trọ tồi tàn, ẩm thấp. Mỗi phòng trọ chỉ khoảng 8 m2 dành cho 2 người với tiền thuê 1 triệu đồng/ tháng, đó là chưa kể tiền điện, nước.
Hầu hết bệnh nhân ở đây đều mắc bệnh suy thận nặng, phải lọc máu liên tục để kéo dài sự sống. Cứ 3 ngày chạy lọc máu một lần, một tháng chạy 13 lần, thiếu lần nào thì sức khỏe suy kiệt, tụt huyết áp, chân tay bủn rủn, nhưng những mảnh đời lầm lũi trong xóm thì không hề thay đổi suốt mấy chục năm qua.
Sở dĩ xóm có tên đặc biệt như thế, vì chẳng biết từ bao giờ, các bệnh nhân cùng mắc bệnh thận đã rủ nhau chung sống quây quần, đùm bọc như một đại gia đình, dù xuất thân mỗi người khác nhau, từ những miền quê khác nhau.
Đông đảo nhất trong xóm là những người trung niên mắc bệnh nhưng cũng có cả thiếu nữ mới đôi mươi.
Họ sống với nhau trong xóm như những người thân trong gia đình.
Cánh tay bà Tư với “đặc điểm nhận dạng” giống mọi cư dân xóm chạy thận khác.
Ông Dũng đã hơn mười năm sống tại đây để chăm người vợ của mình bằng những bữa cơm đạm bạc hàng ngày.
Hành lang xóm trọ ẩm thấp, chật chội .
Nhiều người phải bỏ việc để lên đây chăm sóc cho người thân của mình.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng những bệnh nhân nơi đây vẫn đùm bọc, chia sẻ với nhau từ cọng rau, manh áo.