Xã hội

Bất an trước các vụ ngộ độc thực phẩm

NGỌC HÀ 02/06/2024 19:39

5 tháng đầu năm nay đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nghiêm trọng, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...

2(1).jpg
Nguồn gốc của thức ăn đường phố thường khó kiểm soát.

Việc liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm nghi liên quan đến việc dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại nhiều địa phương đang là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi khẩn trương phải có giải pháp ngăn chặn.

Hàng trăm người cùng nhập viện

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), 5 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 6 người tử vong.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho rằng không kiểm soát được chất lượng thực phẩm, không truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kinh doanh chưa được cấp phép... đang là lỗ hổng lớn dẫn đến người kinh doanh vì lợi nhuận bỏ qua công tác đảm bảo ATTP, đưa thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vào bữa ăn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

cứ đâu, nhưng đặc biệt cần lưu tâm đến những bếp ăn tập thể và những địa điểm du lịch thu hút khách. Ngày 28/5, vụ việc 73 công nhân bị ngộ độc tập thể sau bữa ăn trưa tại Công ty TNHH MLB TENERGY (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) khiến dư luận xôn xao.

Theo đó, có hơn 1.400 công nhân ăn bữa trưa nói trên, nhưng sau đó có 73 người có biểu hiện ngộ độc, phải nhập viện. Qua kiểm tra khu vực chế biến thực phẩm, nấu ăn của công ty này cho thấy, còn có những bất cập như thùng thu gom rác thải không có nắp đậy và không đảm bảo vệ sinh; hệ thống cống rãnh thoát nước thải không đảm bảo vệ sinh; có xuất hiện côn trùng trong khu vực chế biến thực phẩm; bàn chế biến không đảm bảo (có gạch vỡ); thực hiện lưu mẫu thực phẩm không đúng theo quy định (số lượng mẫu lưu không đúng, tủ lưu mẫu không đảm bảo vệ sinh).

Cùng là những vụ ngộ độc bếp ăn tập thể, trước đó giữa tháng 5/2024, vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) đã khiến 438 người mắc và đi viện. Tại Đồng Nai, vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Dechang Việt Nam cũng khiến cho 95 người phải nhập viện.

Ngoài bếp ăn tập thể thì trong tháng 5 cũng đã ghi nhận nhiều vụ ngộ độc với số lượng người mắc cao. Ngày 13/5, tại khu du lịch Phan Thiết, 52 khách du lịch đã phải nhập viện do bị ngộ độc thực phẩm, thuộc đoàn 750 khách của Công ty Du lịch Vietravel.

Nghiêm trọng hơn, tại Đồng Nai có 560 người sau khi ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì cô Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) đã phải nhập viện cấp cứu.

Các bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột và tiến hành chữa trị. Sở Y tế Đồng Nai cho biết tiệm bánh mì cô Băng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, giấy khám sức khỏe. Nguyên liệu, thực phẩm do tiệm tự chế biến từ nguồn nguyên liệu mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không có hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào.

Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn, ít nhiều còn len lỏi đến cổng trường học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Chẳng hạn như ngày 3/5 vừa qua, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết đã tiếp nhận 15 trường hợp đến cấp cứu với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, trong đó tất cả đều là học sinh các trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức. Nhiều học sinh có biểu hiện ngộ độc đau bụng, nôn ói chủ yếu do trước đó đã ăn sushi, bún bò, cơm tấm... tại các hàng quán bán trước cổng trường.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định rằng, hiện nay, thức ăn đường phố rất khó kiểm soát. Nhiều nơi lấy mục đích kinh doanh, lợi nhuận là chính, không quan tâm đến sức khỏe người dùng. Do đó, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ vỉa hè. Nhất là tuyên truyền nâng cao ý thức cho người bán để họ có trách nhiệm với cộng đồng.

Thắt chặt quản lý

Những vụ việc nêu trên không khỏi khiến cho dư luận hoang mang, nhiều người lo lắng về những loại thực phẩm trên đường phố, những bếp ăn cho người lao động... có thật sự đảm bảo vệ sinh ATTP. Tuy nhiên, điều đáng nói là những vụ ngộ độc trên lại xảy ra giữa lúc các địa phương đang trong cao điểm triển khai Tháng hành động vì ATTP (từ ngày 15/4 -15/5), điều này cho thấy công tác quản lý ATTP vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Tại Hà Nội, sau 2 tuần triển khai cao điểm Tháng hành động về ATTP, các đoàn liên ngành thành phố đã kiểm tra, giám sát gần 5.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, phát hiện gần 300 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt trên 1,2 tỷ đồng.

Các lỗi vi phạm chủ yếu là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng. Một số cơ sở phát hiện có côn trùng xâm nhập trong khu vực sản xuất, chế biến... hay thậm chí ngay trong đồ ăn của khách hàng.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng và tiến hành xử lý nhưng vẫn còn đó những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trót lọt được những vi phạm, thậm chí tiếp tay cho những đối tượng gian thương, lén lút đưa vào thị trường nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và thu giữ 11 tấn chân gà và giò lợn đông lạnh. Toàn bộ lô hàng không có bất kỳ giấy kiểm dịch, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Quá trình kiểm tra, lô hàng có dấu hiệu bị mốc, biến đổi màu sắc thâm đen và có hiện tượng chảy nước.

Còn tại Quảng Ninh, ngày 10/5 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 8 kiểm tra hành chính tại cửa hàng Vinh Thanh, phố Đông Tiến 1, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, đã phát hiện tại đây đang bày bán, tích trữ 130kg chân gà, chân bò, nội tạng lợn đông lạnh đã được sơ chế, không rõ nguồn gốc đang có hiện tượng chảy nước, mùi hắc, không bảo đảm an toàn.

Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường), qua kết quả kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong 5 tháng đầu năm 2024 cho thấy, có tổng số 3.596 vụ vi phạm về ATTP bị kiểm tra; trong đó xử lý 2.887 vụ, số tiền xử phạt hơn 20 tỷ đồng. Vi phạm về thực phẩm nhập lậu có nguồn gốc động thực vật 345 vụ, xử phạt hơn 6 tỷ đồng.

Để ngăn ngừa một cách triệt để thực phẩm bẩn thì cần nhiều hơn nữa các quy định và chế tài cụ thể để xử phạt và quy trách nhiệm cho những đối tượng, các bên liên quan khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

Trong phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội chiều ngày 29/5 của Quốc hội, trước thực trạng hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn xảy ra trong thời gian qua, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần nâng mức xử phạt đối với các sai phạm trong hoạt động kinh doanh về ATTP, nhằm đảm bảo chế tài đủ mạnh, tránh buông lỏng quản lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân...

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) lo ngại rằng chưa bao giờ tình trạng ngộ độc thực phẩm đang diễn ra trên quy mô rộng và loại hình đa dạng như hiện nay. Dư luận đang đặt ra câu hỏi về quy trình quản lý giám sát vệ sinh ATTP.

Từ những vụ việc đã xảy ra trên thực tế, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh: “Là một nước có mặt hàng xuất khẩu chính là thực phẩm, uy tín của Việt Nam đối với các đối tác kinh doanh trên thế giới sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng nếu mức độ nhiễm bẩn thực phẩm gia tăng. Chính vì thế, rà soát lại quy trình quản lý về vệ sinh ATTP trong thời gian tới là việc cần thiết”.

Cùng với đó đại biểu này cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý về quản lý nhà nước về ATTP, đặc biệt là thực phẩm đường phố. Theo đó, cần rà soát và nâng mức xử phạt đối với các sai phạm trong hoạt động kinh doanh về vệ sinh ATTP, nhằm đảm bảo chế tài đủ mạnh.

Đồng thời, cần tập trung đầu tư nguồn lực, quan tâm đến nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, chất lượng cung cấp của từng cơ sở bán hàng lưu động, đường phố.

“Việc này sẽ tạo thuận lợi cho cả người mua lẫn việc truy xuất nguồn gốc, cũng như trong xử lí sai phạm”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Vai trò quản lý an toàn thực phẩm của địa phương rất quan trọng
Theo quy định hiện nay, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ăn uống dù lớn hay nhỏ đều phải đủ điều kiện ATTP. Quy định pháp luật về phân cấp quản lý ATTP rất rõ ràng. Tùy từng địa phương sẽ có sự phân cấp quản lý. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về ATTP đã rất đầy đủ, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban ngành về việc quản lý. Các đơn vị cần thực hiện trách nhiệm của mình từ khâu nguyên liệu, sử dụng phụ gia, phụ phẩm cho đến sản phẩm cuối cùng. Điều quan trọng là thực hiện việc tuyên truyền, thanh kiểm tra, giám sát và nâng cao trách nhiệm của người kinh doanh và người dân.
Việc kiểm tra ATTP sẽ có hai hình thức là kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Theo đó, với kiểm tra theo kế hoạch các địa phương sẽ lập kế hoạch ngay từ đầu năm. Trong trường hợp nếu cơ sở chưa đảm bảo các điều kiện như vệ sinh không đảm bảo, rác thải bừa bãi… không đúng quy định về ATTP thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Ngoài ra, các địa phương có thể kiểm tra đột xuất theo phản ảnh, theo tháng cao điểm ATTP, hay theo ghi nhận thực tế. Nếu phát hiện sai phạm, các cơ sở sẽ bị xử phạt, đồng thời công khai vi phạm để người dân được biết.
Ngoài ra, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, thanh tra xử phạt, đưa thông tin vi phạm lên các phương tiện đại chúng từ cấp xã phường. Trong đó, tuyên truyền cho hai đối tượng là người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Bởi nhiều người dân dù nhìn thấy không đảm bảo an toàn nhưng vẫn sử dụng các loại thực phẩm này.

Luật sư Phạm Thành Tài - Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh: Không nể nang khi xử lý vi phạm an toàn thực phẩm
Mặc dù pháp luật đã có những quy định về việc xử phạt vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố, nhưng trên thực tế, khó quản lý và xử phạt những cơ sở, quán ăn tự phát do giá trị hàng hóa của những cơ sở này không lớn, nên khi bị xử phạt, chủ kinh doanh thường lấy lý do khó khăn về kinh tế. Trong khi đó, vẫn còn những lỗ hổng như do lực lượng chuyên trách vệ sinh ATTP ở các địa phương mỏng, chưa đáp ứng để yêu cầu…
Theo quy định pháp luật, việc bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác ngoài bị xử lý hành chính, còn có thể bị xử lý hình sự tùy theo tính chất nguy hiểm, hậu quả để lại của hành vi và có các mức hình phạt khác nhau. Theo khoản 6, khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018, được sửa đổi bổ sung bởi điểm đ, điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 1 - 4 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự…
Phạt tiền từ 80.000.000 - 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự… Mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức gấp 2 lần so với phạt áp dụng với cá nhân nêu trên.
Nếu đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội “Vi phạm quy định về ATTP” với mức hình phạt tù cao nhất lên tới 20 năm tù. Ngoài hình phạt chính là phạt tù, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, tùy theo mức độ nguy hiểm và hậu quả để lại.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bất an trước các vụ ngộ độc thực phẩm