Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải đối mặt với những cáo buộc từ đảng Dân chủ về cái gọi là "thông đồng" với chính phủ Nga kể từ chiến dịch bầu cử năm 2016. Gần đây, các báo cáo xuất hiện cho thấy, chính Hillary Clinton đã âm mưu "Russiagate" để thu hút sự chú ý khỏi vụ bê bối thư điện tử của bà.
Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đã cho phép giải mật đầy đủ các tài liệu liên quan đến vụ “Russia Hoax” (Trò lừa bịp Nga) và vụ bê bối với các thư điện tử của cựu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.
"Tôi đã cho phép giải mật tất cả các tài liệu liên quan đến vụ phạm tội chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ, “Russia Hoax”. Tương tự như vụ bê bối qua email của Hillary Clinton, không hề có giao dịch nào!", Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 6/10.
Trong một dòng tweet tiếp theo, Tổng thống Trump lưu ý: "Tất cả thông tin về Vụ bê bối “Russia Hoax” đã được tôi phân loại từ lâu, mọi người hành động rất chậm",
Tuyên bố của Trump được đưa ra sau khi các báo cáo xuất hiện cho thấy, đó là một kế hoạch của bà Hillary Clinton để "trói" Trump với Nga trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Trước đó, Fox News đưa tin, Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI), John Ratcliffe, đã giải mật một bản ghi nhớ viết tay của cựu Giám đốc CIA John Brennan cho thấy một kế hoạch có chủ đích của cựu ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton để "buộc" đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump của bà với Nga, trước khi Cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 diễn ra.
Theo đó, ông Ratcliffe đã chia sẻ một số thông tin mới được giải mật với Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ với cáo buộc rằng, các quan chức tình báo Mỹ "đã chuyển tiếp một cuộc điều tra có chủ đích tới bà Hillary Clinton để phê duyệt", một kế hoạch liên quan đến sự "bắt tay" giữa ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump và tin tặc Nga để cản trở cuộc bầu cử Mỹ, nhằm đánh lạc hướng công chúng khỏi vụ bê bối email của bà Clinton.
Ông Trump đã phải đối mặt với các cáo buộc về việc cộng tác với chính phủ Nga trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của mình dù không có bằng chứng nào được cung cấp để chứng minh cho các cáo buộc và Moscow đã liên tục phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với chiến dịch Trump hoặc sự can thiệp khác vào quá trình bầu cử của Mỹ.
Cuối năm 2017, Robert Mueller đã mở một cuộc điều tra đặc biệt để xem xét các mối liên hệ bị cáo buộc của Trump với Nga kéo dài trong hai năm. Nó được hoàn thiện vào tháng 3/2019 với một báo cáo dài 448 trang, không tìm thấy bằng chứng về bất kỳ mối liên hệ nào của chiến dịch Trump với chính phủ Nga.
Các báo cáo gần đây cho thấy sự cường điệu xung quanh cáo buộc Trump-Nga "thông đồng" đã được bà Clinton tăng cường để đảo hướng chú ý của công chúng khỏi những tranh cãi xung quanh các bức thư điện tử của bà.
Thực tế, bà Clinton đã sử dụng một máy chủ riêng thay vì máy chủ của chính phủ để giải quyết tất cả các thư từ của mình kể từ khi bà giữ chức Ngoại trưởng, tin tức xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 3/2015 sau báo cáo của The New York Times.
Sở thích sử dụng Email riêng của bà Clinton đã gây ra các cuộc tranh luận, một số người tin rằng việc sử dụng tài khoản Email cá nhân để làm việc với các thư từ liên quan đến chính phủ là vi phạm luật liên bang. Về phía bà Clinton khẳng định, bà đã làm như vậy vì sự "thuận tiện".
Cuộc tranh cãi đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nơi bà Clinton tham gia với tư cách là ứng cử viên của đảng Dân chủ.
Tháng 7/2016, cựu giám đốc CIA James Comey cho rằng, kết quả điều tra các bức thư điện tử của bà Clinton không đủ căn cứ để truy tố bà, tuy nhiên, ôgn đánh giá bà đã "cực kỳ bất cẩn".