Các nhà khoa học đã tìm cách lấy được các mẫu vật 2.000 năm tuổi và thậm chí xác định chi tiết điều gì có thể gây ra cái chết của chúng bằng cách sử dụng một công cụ đặc biệt.
Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp CT siêu nhỏ, có kết quả gấp 100 lần so với chụp CT y tế thông thường. Với thiết bị đặc biệt này, các nhà khoa học đã cố gắng thu thập các bằng chứng mới về cách các loài động vật, cả thuần hóa và hoang dã, sống trong thời tiền sử. Nghiên cứu này hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách người Ai Cập cổ đại đối xử với động vật.
Nhà khoa học vật liệu Richard Johnston từ Đại học Swansea cho biết: “Sử dụng CT siêu nhỏ chúng tôi có thể tiến hành khám nghiệm tử thi những con vật này một cách hiệu quả. Thậm chí hơn 2.000 năm sau khi chúng đã chết ở Ai Cập cổ đại”.
Ba loài có kích thước khác nhau trong phát hiện gồm một con mèo, một con rắn và một con chim được ướp xác ở Ai Cập cổ đại đã trải qua quá trình quét tia X 3D công nghệ cao. Nhóm nghiên cứu tin rằng một số xác ướp động vật là người bạn bốn chân yêu quý thì nó cũng có thể đã được sử dụng trong các cuộc chôn cất cùng con người như thức ăn ở thế giới bên kia, hoặc phục vụ như những con vật linh thiêng theo ý mình.
Trong khi một số được cho là bị bắt trong tự nhiên, bằng chứng được trích dẫn cho thấy cũng có những mẫu vật được nuôi trong cái gọi là "trang trại xác ướp" để sử dụng thêm trong các lễ cúng tế.
Một trong những kết quả cho thấy, rất có thể là một con mèo con đã được thuần hóa bị gãy cổ. Đây là một dấu hiệu cho thấy nó phải được nuôi chủ yếu để ướp xác. Tuy nhiên, không chắc chắn điều gì đã gây ra cái chết của sinh vật này, có thể do chính vết gãy xương hay thứ gì khác.
Đối với xác ướp con chim, không có đủ bằng chứng để xác định chính xác nó đã chết như thế nào. Loài này không có dấu hiệu bị siết cổ hay tác động bạo lực nào khác.
Trong khi đó, con rắn cũng bị một số vấn đề sức khỏe nhất định đó là thận của nó bị vôi hóa, có thể là do bệnh thận, thường xảy ra ở các loài bò sát hiện đại bị thiếu nước. Ngoài ra, răng nanh của nó đã bị mất. Rắn hổ mang Ai Cập luôn được coi là loài có nọc độc, vì vậy những chiếc răng nanh có thể đã được lấy ra khỏi con rắn chết để bảo vệ những người ướp xác.