Bộ Y tế mong muốn, phát triển mạnh hơn nữa để mô hình phòng khám bác sĩ gia đình thực sự đi vào cuộc sống, nhân rộng tại các tỉnh - thành trên cả nước góp phần chăm sóc ngay từ tuyến cơ sở.
Khám chữa bệnh (nguồn: Internet).
Ngày 4/8, tại TP HCM, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2016 - 2020.
Theo báo cáo của 6/8 tỉnh, năm 2013 đến tháng 6 - 2014, tại các phòng khám BSGĐ thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh - chữa bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, 7.002 ca thủ thuật, chuyển tuyến 11.514 ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca…
Một số phòng khám BSGĐ có hoạt động rất tốt như phòng khám đa khoa tư nhân Thành Công, Phòng khám BSGĐ tại BV quận 2 TP.HCM. Hiện các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến…
Đề án BSGĐ được đánh giá là sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp nhu cầu xã hội, góp phần giảm quá tải BV, giải quyết bức xúc của xã hội trong việc tăng cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Song phòng khám BSGĐ còn quá ít.
Bộ Y tế mong muốn, phát triển mạnh hơn nữa để mô hình phòng khám BSGĐ thực sự đi vào cuộc sống, nhân rộng tại các tỉnh - thành trên cả nước góp phần chăm sóc ngay từ tuyến cơ sở.