Cận cảnh đồng hồ đá 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam

Nguyên Du 21/09/2023 12:45

Đồng hồ đá cổ hơn 100 tuổi tại Bạc Liêu là chiếc đồng hồ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam và hiếm gặp trên toàn thế giới, nó lấy năng lượng ánh sáng mặt trời. Dân gian quen gọi tên là “đồng hồ Đá”.

Hiện nay di tích đồng hồ đá nằm đối diện Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, trên đường 30/4, phường 3, TP Bạc Liêu.

Đồng hồ đá Thái Dương ở Bạc Liêu.

Người thiết kế và xây dựng đồng hồ Thái Dương là ông Lưu Văn Lang (1880 - 1969) là kỹ sư đầu tiên của Nam Bộ được đào tạo ở Pháp xây dựng khoảng năm 1913.

Chiếc đồng hồ hiện là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Là một nhà khoa học xuất sắc, một bật thầy của ngành công chánh nên ông được giao nhiệm vụ phụ trách, theo dõi xây dựng cầu, đường ở miền Tây Nam Bộ. Các Tỉnh trưởng Tây Nam Bộ rất quý trọng ông. Đặc biệt là Tỉnh trưởng Bạc Liêu, mỗi lần ông về đây công tác điều được Tỉnh trưởng mời đến chơi, ăn cơm thân mật. Do vậy, ông đã xây tặng Tỉnh trưởng Bạc Liêu đồng hồ Thái Dương trước nhà tham biện Tỉnh trưởng. Đồng hồ Thái Dương còn có ý nghĩa để các quan lại đến liên hệ làm việc với Tỉnh trưởng xem giờ theo lịch hẹn trước khi vào.

Trên mặt đồng hồ khắc số La Mã chỉ giờ, bên trái chỉ giờ từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, bên phải chỉ từ 12 giờ trưa đến 18 giờ chiều. Muốn xem giờ phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt đồng hồ bị trụ xây chính giữa che khuất tạo ra hai vùng sáng, tối, dải phân cách giữa hai vệt sáng tối như kim đồng hồ vậy, nó chỉ tới đâu chính là tới thời gian được xác định.

Trải ngót một thế kỷ tồn tại mà chiếc đồng hồ Thái Dương chỉ lệch 5 - 10 phút cho thấy sự tính toán đường di chuyển mặt trời đến đồng hồ của Bác vật Lang vô cùng chính xác, đáng khâm phục.

Theo Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, đây là chiếc đồng hồ được xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam cho đến nay. Trải ngót một thế kỷ tồn tại mà chiếc đồng hồ Thái Dương chỉ lệch 5 - 10 phút cho thấy sự tính toán đường di chuyển mặt trời đến đồng hồ của kỹ sư Lưu Văn Lang vô cùng chính xác, đáng khâm phục.

Ngày11/10/2006 UBND tỉnh Bạc Liêu ra quyết định xếp hạng đồng hồ Thái Dương là di tích lịch sử cấp tỉnh, tạo cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

Khuôn viên di tích đồng hồ đá.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, trong khuôn viên di tích rộng khoảng 500m2, chiếc đồng hồ đá "có một không hai" ở Việt Nam này đang có dấu hiệu xuống cấp khá nghiêm trọng. Bề mặt trước đồng hồ phần gạch tàu bị bong tróc, lồi lõm, các vạch số La Mã chỉ giờ đã bị mờ, thậm chí không còn nhìn thấy. Phía mặt sau và xung quanh chiếc đồng hồ cũng bị rong rêu bám đen.

Chiếc đồng hồ đá đang có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng.

Bà Đỗ Ái Lam – Phó chủ tịch UBND TP Bạc Liêu thông tin với phóng viên, tuổi thọ đồng hồ đã trên 100 tuổi. Qua thời gian dài chịu ảnh hưởng nắng, mưa gió nên đồng hồ bị bào mòn, bong tróc, cho thấy dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

"Việc tu bổ chiếc đồng hồ đá là rất cần thiết, cấp bách nhằm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, tạo mỹ quan, thu hút khách du lịch. Phương án tu bổ chiếc đồng hồ đá rất quan trọng để phù hợp với quy mô, kết cấu hiện trạng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, bền vững, cũng như tiết kiệm được chi phí”, bà Lam cho biết thêm.

Qua thời gian dài chịu ảnh hưởng nắng, mưa gió nên đồng hồ bị bào mòn, bong tróc, cho thấy dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện UBND TP Bạc Liêu đang trình xin UBND tỉnh phương án phục chế đồng hồ đá theo hiện trạng, chất liệu bằng đất nung (phục hồi vị trí các giờ đã bị mục hỏng,…); gia cố đế móng bằng bê tông cốt thép; bố trí hệ thống chiếu sáng nghệ thuật lên đồng hồ; chống ngập úng; cắt tỉa cây xanh để có ánh nắng chiếu vào đồng hồ;…

Việc tu bổ chiếc đồng hồ đá là rất cần thiết, cấp bách nhằm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, tạo mỹ quan, thu hút khách du lịch.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cận cảnh đồng hồ đá 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO