Cần định hướng nghề nghiệp sớm

Phương Linh 24/10/2015 09:25

Ngày 23/10, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp với Hội Khuyến học VN, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể. 

Cần định hướng nghề nghiệp sớm

Ảnh minh họa.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng: Khi tiếp thu kinh nghiệm phát triển CT GDPT của các nước tiên tiến, cần đặc biệt ưu tiên học tập kinh nghiệm của những nước có hệ thống GDPT như ở VN hiện nay theo định hướng của NQ 29 (hệ 12 năm, thực hiện phân luồng triệt để HS sau THCS).

Xu hướng chung của thế giới, CT cấp THPT ở đa số các nước được phân luồng thành: Trung học nghề, THPT Kỹ thuật và THPT. Đề án này chỉ đề cập tới định hướng nghề nghiệp sau THPT, trong khi các trình độ sơ học và trung học ở bậc giáo dục nghề nghiệp, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp lại không phải là một luồng khác sau THCS như NQ 29 đã chỉ ra, vẫn đang được bỏ ngỏ.

Đề án “Đổi mới chương trình, SGK GDPT” chỉ là một bộ phận trong những đề án lớn hơn như: “Đổi mới hệ thống GDPT” hoặc “Tái cấu trúc hệ thống GD quốc dân”. Cần nêu rõ mối quan hệ giữa đề án này với các đề án lớn kia, cũng như với các đề án có liên quan khác như “Đổi mới hệ thống các trường sư phạm”

Nói về mục tiêu của CT GDPT, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam thống nhất góp ý: Mục tiêu của cấp THPT ý định giúp HS hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động là không hợp lý (nhất là không đề cập đến luồng Trung học nghề). Có lẽ chỉ nên đặt mục tiêu của CT ở cấp độ này là giúp HS phát triển tối đa điều kiện và tiềm năng của từng con người. Ngoài ra việc cho rằng sau THPT HS có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động cũng không chính xác, đặc biệt nếu bỏ khâu phân luồng.

Về kế hoạch giáo dục, đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tuy nhiên Hiệp hội cũng đưa ra một số góp ý thêm. Chẳng hạn như tên các môn học tích hợp nên phù hợp với những quy định hiện hành của UNESCO.

Ví dụ không gọi Khoa học xã hội mà gọi Khoa học, xã hội - nhân văn (vì Lịch sử thuộc nhân văn), không xếp Địa lý tự nhiên vào Khoa học xã hội…; môn Khoa học tự nhiên nên nhóm từ 4 phân môn như Khoa học vật lý (gồm Vật lý và Hóa học), Khoa học và cuộc sống (gồm Sinh học, sinh thái, giải phẫu, sinh lý…) và Khoa học trái đất (gồm Địa chất, Địa lý tự nhiên, Khí hậu – khí tượng)…; Ở cấp THPT chỉ nên đưa vào các môn học đơn môn cho phù hợp với tính chất phân hóa.

Về định hướng xây dựng các CT môn học, ở cấp THCS không nên đưa vào môn học Công nghệ với nội dung rất chung chung mà nên thay bằng môn học Kinh tế gia đình cũng như nên lồng ghép một số kỹ năng nghề đơn giản vào các phân môn Khoa học Vật lý, Khoa học cuộc sống. Còn ở cấp THPT, nếu có luồng Trung học nghề (chiếm đến 60% quy mô HS sau THCS như ở nhiều nước) thì môn học Công nghệ không cần thiết…

Rõ ràng là đối với tình hình VN hiện nay chúng ta phải triển khai phân luồng từ THCS chứ không phải từ THPT, và hai luồng rõ ràng nhất là luồng THPT và luồng Trung học nghề. Trung học nghề không phải là Trung cấp nghề. Nếu đã có 2 luồng đó rồi thì lúc bấy giờ ta góp ý CT phổ thông là như thế nào, theo hướng phân hóa, theo hướng tự chọn, rồi đưa chương trình, bộ môn khác… Hiện nay, các môn học tự chọn mà Bộ đưa ra cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Xã hội hiện nay tập hợp rất nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực kinh tế, một lĩnh vực rất quan trọng nhưng không thấy rõ, ví dụ như vậy.

Trước đó, ngày 20-10, Bộ GD&ĐT cũng đã có tổng hợp và giải trình các ý kiến góp ý về CT GDPT tổng thể. Trong đó, HS THPT học tối thiểu 7 hoặc 6 môn và các chuyên đề học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cần định hướng nghề nghiệp sớm

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO