Trở lại 118 năm về trước, đúng thời điểm tháng 4 tại Canada, một thảm kịch kinh hoàng đã thiêu rụi thành phố Toronto - trái tim của đất nước lá phong.
Hồi tưởng lại hình ảnh thủ đô London thời Victoria một chút: những tòa nhà cao chót vót đến tận chân trời, các nhà máy mọc lên như nấm, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng cùng công nghệ phát triển vượt trội. Như Bảo tàng Lịch sử Toronto đã giải thích, về cơ bản, đây cũng chính là hình ảnh thành phố Toronto (Canada) tại cùng một thời điểm.
Ngành công nghiệp đang trở thành vua để bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của con người, từ đường sắt, điện thoại đến đèn điện. Kiến trúc cũng được hưởng lợi từ tất cả những tiến bộ nhân loại, với các tòa nhà leo cao hơn một vài tầng so với trước đây. Bách khoa toàn thư Canada từng đề cập rằng, những năm 1890 và 1900 đặc biệt chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong ngành xây dựng, trong khi ngày càng có nhiều người đổ xô đến các thành phố lớn.
Nhưng mọi thứ dường như không ổn như vẻ bề ngoài. Trên thực tế, Toronto cần phải xây dựng và điều chỉnh lại thành phố sau trận Đại hỏa hoạn đầu tiên năm 1849. Và tất cả quá trình đô thị hóa đột ngột đồng nghĩa với việc, vì tiết kiệm thời gian và tiền bạc, một số chi tiết sẽ bị loại bỏ. Thật không may, khi đi vào một vài con đường tắt, ngày 19/4/1904, thành phố Toronto một lần nữa rơi vào thảm kịch tương tự - chỉ 50 năm sau khi phần lớn thành phố bị thiêu rụi và âm ỉ cháy.
Câu chuyện bắt đầu vào một ngày se lạnh
Nghĩ đến lửa, đương nhiên con người thường sẽ hình dung đến cảm giác nóng bỏng, những bầu trời hầm hập hơi nóng đến mức không thể chịu đựng được. Tuy nhiên trong trường hợp của trận Đại hỏa hoạn năm 1904, mọi thứ lại dường như trái ngược.
Theo những ghi chép lịch sử, đám cháy lần đầu tiên được phát hiện vào khoảng 8h tối – một buổi tối khá yên tĩnh ngày 19/4. Các con phố gần như trống rỗng, nhiệt độ đã xuống dưới mức đóng băng, những cơn gió rít không ngừng. Sau tất cả những gì được tổng hợp lại, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Toronto cũng đang có tuyết rơi vào thời điểm đó.
Nhưng ngay cả khi thời tiết lạnh giá đáng lẽ sẽ có thể chống chọi với ngọn lửa, thì hóa ra điều ngược lại mới đúng. Theo Bách khoa toàn thư Canada, khi các nhân viên cứu hỏa có mặt tại hiện trường, nhiệt độ lạnh giá và gió lớn đã thực sự chống lại họ. Những cơn gió không chỉ làm đám cháy lan rộng mà còn khiến bất kỳ nỗ lực nào để dập lửa bằng nước đều hoàn toàn tan thành mây khói. Và điều gì thậm chí còn tồi tệ hơn? Đó là nước bắt đầu đóng băng trong không khí lạnh.
Vật lộn với ngọn lửa
Khi ngọn lửa bắt đầu bùng cháy dữ dội, hiển nhiên rằng thành phố Toronto không có đủ trang thiết bị tốt để đối phó với thảm họa quy mô lớn như vậy, ngay cả khi tất cả mọi người đều được huy động để cứu sống thành phố. Các nhân viên cứu hỏa trong khu vực thậm chí không có các công cụ cần thiết để tự mình dập lửa.
Vì vậy, Toronto đã cầu cứu đội kỵ binh và một số thành phố lân cận đã đáp lại lời kêu gọi này. Ngay sau đó, hàng trăm lính cứu hỏa từ nhiều thành phố khác nhau của Canada đã xuất phát dọc theo tuyến đường sắt đến giúp Toronto khống chế ngọn lửa, mang theo hàng nghìn mét ống mềm chất lượng cao cùng nhiều thiết bị khác.
Nhưng không chỉ các thành phố của Canada đã gửi quân tiếp viện đến Toronto. Theo Weather Network, đây là một ngọn lửa khổng lồ, trên thực tế, nó lớn đến mức có thể nhìn thấy ở mọi phía từ khu vực Buffalo, New York. Lo sợ ngọn lửa sẽ lan rộng hơn nữa, đội cứu hỏa Mỹ cũng đã được điều động đến Canada để hỗ trợ với tất cả những gì có thể. Dưới sự hỗ trợ của đội quân viện trợ hùng hậu, đám cháy cuối cùng đã được dập tắt sau 9 giờ đồng hồ càn quét thành phố.
Bỏ lại trong đống đổ nát
Mặc dù có thể định lượng những thiệt hại mà thành phố đã phải gánh chịu, nhưng luôn có điều gì đó thực sự đáng buồn khi nhìn vào những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tàn phá.
Trong những bức ảnh đó, con người sẽ chỉ còn thấy tàn tích của một thành phố đã hoàn toàn bị phá hủy. Các tòa nhà cháy đen nổi bật trên nền trời sáng chói, trong khi đám khói dày đặc dường như vẫn đang cuộn quanh các con đường trong thành phố. Không một bức tường nào còn nguyên vẹn hoàn toàn, hầu hết đều bị đổ sập xuống đất trong các giai đoạn khác nhau. Bụi bẩn, ván và gạch nằm thành đống dọc theo các con phố, đường dây điện thoại quấn vào nhau và rơi xuống đất.
Và những so sánh về cùng một con phố trước và sau trận cháy chỉ làm cho sự thật trở nên khốc liệt hơn: Những tòa nhà cao chót vót xinh đẹp nằm dọc các con phố sầm uất bỗng nhiên biến mất hoàn toàn. Một bài báo được đăng bởi Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada đã mô tả chi tiết hơn, vẽ khung cảnh trông giống như một ngày tận thế, trơ trọi với các dầm thép lộ ra ngoài, đứng nguyên nhưng bị vặn vẹo, nhô ra khỏi đống đổ nát.
Tổn thất tài chính lớn
Thời điểm đó, Toronto là một trung tâm đô thị đang phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cốt lõi tập trung nhiều vào các mục tiêu công nghiệp. Và đây cũng chính là khu vực công nghiệp đặc biệt của thành phố, nơi đã nhận cú đánh trực diện từ trận Đại hỏa hoạn. Những thiệt hại là không thể đong đếm.
Có gần 100 tòa nhà bị phá hủy sau trận hỏa hoạn, nhưng không có số lượng tương đương các doanh nghiệp cũng bị thiệt hại trong sự kiện này. Ngược lại, có khá nhiều công trình khác, với gần hơn 220 doanh nghiệp coi những tòa nhà đó là trụ sở. Cụ thể hơn, ngọn lửa đã tìm đến một số nhà kho của các công ty, một số kho chứa các sản phẩm như văn phòng phẩm hoặc sách, từ quần áo, máy móc đến dược phẩm, theo Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada.
Khoản bảo hiểm cho số hàng hóa bị phá hủy tổng cộng lên tới hơn 8 triệu USD, và thiệt hại tài sản thậm chí còn cao hơn thế, với mức hơn 10 triệu USD. Và điều này không chỉ tác động trực tiếp đến những người lãnh đạo doanh nghiệp, mà còn đối với hơn 6.000 người lao động ‘bỗng dưng thất nghiệp’.
Điều gì trực tiếp gây ra vụ cháy?
Với những thiệt hại rõ ràng do đám cháy gây ra, thường sẽ có một số quan điểm đồng nhất về cách ngọn lửa bắt đầu. Thực tế thì mọi thứ không đơn giản như vậy.
Không ai biết chính xác điều gì đã gây ra vụ cháy này. Tất nhiên luôn có những phỏng đoán. Từ điển Bách khoa Canada đã đưa ra một vài lý thuyết đơn giản: thủ phạm có thể chỉ đơn giản là một sự cố không may với bếp lò hoặc lò sưởi. Một khả năng khác: dây dẫn điện cách điện kém.
Mặc dù mọi thứ có vẻ như thần bí hơn khi con người luôn phải đặt câu hỏi về điều gì đã thực sự xảy ra, nhưng sự thật, đám cháy này chỉ là một thảm kịch đang chực chờ bùng nổ.
Theo Bách khoa toàn thư Canada, sự bùng nổ kinh tế tại thành phố Toronto trong những năm ngay trước đó đã dẫn đến một sự tăng trưởng ngoạn mục khi đạt đến đỉnh cao, nhưng giữa sự thịnh vượng đó, an toàn không phải là yếu tố hàng đầu trong chương trình nghị sự của bất kỳ ai.
Hoàn toàn đúng theo nghĩa đen - tiền chỉ không được đầu tư vào sự an toàn. Bản thân các tòa nhà rất dễ bắt lửa, được làm phần lớn bằng gỗ với mái che phủ hắc ín, chỉ là một chất dễ cháy khác để thêm vào.
Bên cạnh đó, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, thành phố nói chung không thực sự có bất kỳ cách nào để đối phó với ngọn lửa. Hầu hết các tòa nhà đều không có hệ thống phun nước; và những người lính cứu hỏa không thể bảo vệ thành phố bằng những nguồn lực ít ỏi mà họ có. Cả thành phố Toronto rộng lớn chỉ có vỏn vẹn 5 xe cứu hỏa.