Bộ tộc Dani ở Indoneisa mai táng xác chết hết sức kỳ quái và không kém phần rùng rợn: ướp xác bằng khói.
Cách đây hơn 80 năm, năm 1938, trong lần đi thám hiểm, nhà động vật học người Mỹ Richard Archbold đã vô tình phát hiện ra một bộ lạc sống biệt lập, ẩn sâu trong thung lũng Baliem thuộc Papua New Guinea của Indonesia.
Nhờ chuyến đi lần ấy mà nhà động vật học người Mỹ Richard Archbold đã tìm hiểu được nhiều điều mới lạ về cuộc sống của một nhóm người tưởng chừng như chẳng ai biết đến trên thế giới. Không chỉ có trang phục độc đáo, bộ tộc này còn có những phong tục lạ kỳ gây sốc cho nhiều người.
Đến những thập kỷ cuối thế kỷ 20, người Dani vẫn được đánh giá là bộ tộc cách ly bậc nhất với thế giới bên ngoài và sinh hoạt của họ dường như không mấy khác biệt so với tổ tiên 50.000 năm trước.
Vẫn giữ lối sống như thời nguyên thủy, đàn ông Dani là trụ cột gia đình chịu trách nhiệm săn bắn. Họ thường sơn mặt, đeo xương động vật, cởi trần, chỉ mặc một chiếc chiếc khố làm từ vỏ loại bí đỏ dài gọi là Koteka. Còn phụ nữ mặc váy dệt từ sợi phong lan, choàng từ đầu xuống có tên Noken, và được vẽ lên người những ký hiệu màu trắng.
Người Dani có một truyền thống hết sức kỳ lạ và không kém phần rùng rợn được lưu truyền suốt hơn 250 năm qua: Ướp xác bằng khói (hay còn gọi là Macabre). Kỳ lạ ở chỗ, dù không phải là một công nghệ ướp xác tiên tiến nhưng những xác ướp tổ tiên của người Dani được bảo quản nguyên vẹn đến hàng trăm năm.
Trong một số nền văn hóa, cắt chi được xem như hình thức để tang. Có thể nói bộ tộc Dani ở đảo Papua, Indonesia, là ví dụ tiêu biểu cho tập tục này. Các thành viên bộ tộc tình nguyện cắt ngón tay và bôi mặt bằng tro, đất sét nhằm bộc lộ lòng thương tiếc.
Theo đó, người chết sẽ được ướp xác bằng cách trát mỡ heo lên người và hun khói mỗi ngày. Trong một số nền văn hóa, cắt chi được xem như hình thức để tang. Có thể nói bộ tộc Dani ở đảo Papua, Indonesia, là ví dụ tiêu biểu cho tập tục này. Các thành viên bộ tộc tình nguyện cắt ngón tay và bôi mặt bằng tro, đất sét nhằm bộc lộ lòng thương tiếc.
Trên thực tế, phụ nữ Dani là người chủ yếu phải thực hành nghi lễ. Nếu người chết vốn có quyền uy thì linh hồn họ cũng mang sức mạnh tương tự. Với mục đích xoa dịu và đưa tiễn những linh hồn này, các nghi lễ tàn nhẫn buộc phải diễn ra.
Những thiếu nữ thân thuộc với người quá cố phải cắt bỏ đốt ngón tay trên cùng. Trước khi cắt, các ngón tay sẽ bị buộc dây trong vòng ba mươi phút. Sau nghi lễ, chúng được để khô, sau đó đem đốt và chôn xuống một khu vực thiêng.
Năm 2019, một nhiếp ảnh gia người Ý tên Gianluca Chiodini 41 tuổi, đã cất công mất nhiều ngày tìm đường đến bộ tộc sống tách biệt này và chụp được những thước hình chân thật nhất về bộ tộc sống biệt lập này. Sau khi sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau để tiếp cận nơi ở của những người Dani, ông Chiodini đã được chào đón bằng "sự tử tế" và vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy xác ướp của một tù trưởng 250 tuổi.
Ông chia sẻ: "Theo tôi được biết, người Dani là bộ tộc đẹp nhất trong khu vực này cho đến nay. Những người đàn ông đeo Koteka và ngà lợn rừng, cả những chiếc khuyên xuyên qua mũi, cách trang điểm khuôn mặt cũng không kém phần sặc sỡ. Họ khiến bạn vừa nhìn vào đã liên tưởng đến những chiến binh.
Người Dani hiện đang bảo quản tổng cộng 7 xác ướp nhưng những người nước ngoài tới đây mới chỉ được nhìn thấy 2 trong số đó. Xác ướp mà tôi được chiêm ngưỡng là một tù trưởng kiêm chiến binh lỗi lạc của bộ tộc, tên là Wimontok Mabel.
Ông mất cách đây 250 năm và trước đó từng có 25 người vợ. Để bảo quản xác ướp, người ta bôi mỡ mỗi ngày bằng mỡ lợn rồi đốt lửa lên đến 6 tiếng đồng hồ. Tất cả điều này đã diễn ra hàng ngày trong 250 năm qua".
Kể từ sau khi được phát hiện, người Dani đã "cởi mở" hơn với thế giới xung quanh. Giờ đây, nơi ở của họ đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Người Dani thường xuyên phải đấu tranh bảo vệ lãnh thổ trước các bộ tộc khác. Họ là một trong những bộ tộc săn đầu người đáng sợ nhất ở đảo Papua. Tuy nhiên, họ không ăn thịt kẻ thù như đa phần các bộ tộc ở Papua.