Sáng ngày 25-6, với 89,47 % ĐBQH tán thành Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) gồm 7 chương, 77 điều. Theo đó, dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, HĐND; dự toán Ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước; quyết toán Ngân sách Nhà nước được Quốc hội, HĐND phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các
ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam) phát biểu về
Luật Ngân sách Nhà nước tại phiên thảo luận ngày 3-6
Thường vụ Quốc hội được quyền quyết ngân sách
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết: "Có ý kiến ĐBQH đề nghị theo quy định của Hiến pháp 2013, UB TVQH không có thẩm quyền quyết định về ngân sách nhà nước, do đó cần rà soát lại để quy định bảo đảm tính hợp hiến".
Giải trình về vấn đề này, UB TVQH cho rằng: Theo quy định của Hiến pháp thì quyền quyết định ngân sách thuộc Quốc hội; không có quy định về thẩm quyền của UB TVQH. Tuy nhiên, do Quốc hội nước ta chỉ họp 1 năm 2 kỳ, trong khi trên thực tế có những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách Nhà nước, đòi hỏi phải xử lý kịp thời như: việc tiếp nhận và phân bổ vốn viện trợ, cho ý kiến về số tăng thu ngoài dự toán, điều chỉnh vốn dự toán đã giao cho các bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội, việc quy định một số thẩm quyền cho ý kiến và quyết định của UB TVQH về Ngân sách Nhà nước là cần thiết, nhưng phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Đối với các khoản thu tăng thu ngân sách ngoài dự toán, theo ông Phùng Quốc Hiển, UB TVQH cho rằng, ý kiến của các vị ĐBQH đã nêu là xác đáng và xin tiếp thu theo hướng: Các khoản tăng thu ngân sách ngoài dự toán sẽ giao Chính phủ trình UB TVQH xem xét ra Nghị quyết về bổ sung dự toán, sau đó mới tiến hành phân bổ theo quy định của pháp luật. Nội dung này cũng được thể hiện tại điểm b, khoản 5 Điều 20 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Kiến nghị của kiểm toán phải được công khai chậm nhất là 30 ngày
Dự toán Ngân sách Nhà nước trình Quốc hội, HĐND; dự toán Ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, HĐND phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai theo quy định. Cụ thể, nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, HĐND, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.
Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức như: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cũng theo quy định của Luật này, Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi ĐBQH.HĐND gửi ĐB HĐND. Báo cáo dự toán Ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.