Ngày 12/12, tại Bạc Liêu diễn ra hội nghị giao ban Công tác mặt trận các tỉnh Tây Nam Bộ năm 2016 (cụm 7).
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu và ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự, chủ trì hội nghị.
Ông Quảng Trọng Ninh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu, cụm trưởng cụm 7 nhân định: Năm 2016 trong tình hình kinh tế thế giới và khu vực diện biến phức tạp, hạn hán, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu tác động lớn đến sản xuất và đời sống người dân các tỉnh Tây Nam bộ, nhưng Ủy ban MTTQ các cấp các tỉnh vùng Tây Nam bộ đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên, các ngành chức năng xạy dựng chương trình hành động thực hiện có hiệu qủa các mục tiêu kinh tế xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm như: bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; thực hiện đề án “đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của MTTQVN”; đẩy mạnh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào tôn giáo, dân tộc trong việc tuyên tuyền, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước qua đó tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết toan dân tộc, phát huy dân chủ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2016.
Quang cảnh hội nghị.
MTTQ các tỉnh, thành đã chủ động đổi mới chương trình phối hợp thống nhất hành động, chương trình công tác, tổ chức tốt ngày hội đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Các cuộc vận động, các phong trào thu đua yêu nước đa dạng hơn về phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương.
5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong cụm cụ thể hoá gắn cuộc vận động với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, cùng với các phong trào thi đua do các tỉnh phát động nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng.
Các hoạt động vì người nghèo, từ thiện nhân đạo được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tích cực thực hiện trong đó mỗi tỉnh có cách làm riêng huy động được nhiều nguồn lực đóng góp vào qũy “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội, góp phần hỗ trợ, xây mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được MTTQ các tỉnh triển khai sâu rộng, phối hợp tuyên truyền, đưa các hội chợ, phiên chợ hàng Việt về tới khu dân cư đến tay người tiêu dùng.
Công tác giám sát và phản biện xã hội của mặt trận các tỉnh từng bước đổi mới nâng cao chất lượng công tác giám sát, phối hợp với các tổ chức chính trị lựa chọn các chuyên đề giám sát phù hợp với địa phương.
Điển hình như tỉnh Sóc Trăng tập trung giám sát mạnh công tác triển khai mua BHYT cho hộ nghèo; giám sát tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2012 - 2016; giám sát quy trình cấp tiền hỗ trợ khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn; giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo sản xuất, kinh doanh…
Nhiệm vụ phản biện xã hội cũng được Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh trong cụm triển khai tích cực, chủ động, thu được nhiều kết quả cao. Điển hình như Cà Mau đã góp ý phản biện trên 160 văn bản dự thảo của Trung ương, HĐND, UBND tỉnh trước khi ban hành.
Tại hội nghị, các tỉnh báo cáo nêu bật được vai trò và vị trí của mặt trận trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở địa phương, nhiều kinh nghiệm hay, mô hình mới, cách làm hiệu quả đồng thời cũng đề xuất nhiều kiến nghị.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đề xuất, ngoài nội dung giám sát theo yêu cầu của Mặt trận trung ương cũng nên chọn một số nội dung giám sát có tính chất chung trong toàn quốc để các tỉnh thực hiện.
Mặt trận Trung ương cần làm việc với Chính phủ, Bộ Tài chính để thống nhất nguồn kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Bà Lê Thị Vệ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang cho biết: Nổi bật trong công tác mặt trận của tỉnh Kiên Giang năm nay là thành lập được “Tổ nắm bắt dư luận xã hội”, thông qua các kênh thông tin, từ đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lập được trang Web của Mặt trận, thông tin kịp thời đến quần chúng nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang, Kiên Giang là hai địa phương nằm giáp biên giới với nước bạn Campuchia, nên thời gian qua Mặt trận các cấp đã làm tốt công tác phối hợp công tác tuyên truyền và bảo vệ giữ vững ANTT đường biên giới, thực hiện nhiều công tác an sinh xã hội, từ thiện cho nhân dân hai nước.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang thông qua việc đưa báo Đại Đoàn Kết đến 100% khu dân cư đã phát huy nhiều mô hình hay, cách làm tốt của Mặt trận Tô quốc để nhân rộng.
Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cùng các đại biểu trước hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đánh giá cao các hoạt động của Ủy ban MTTQ các tỉnh Tây Nam Bộ. Nhờ đó công tác mặt trận ngày càng phong phú, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả.
Việc tổ chức các phong trào, các cuộc vận động phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong khu dân cư, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế bền vững đảm bảo cuộc sống cho người dân ở khu dân cư, tiếp tục giữ vững ANTT, xây dựng được bản sắc văn hoá…
Một số mặt hạn chế cũng đã được Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chỉ ra như: Trong công tác tuyên truyền chưa sâu, chưa kịp thời; công tác giám sát, phản biện xã hội còn lúng túng, chưa sâu; nhiều vấn đề dân sinh bức xúc chưa giám sát tốt và chưa có đề xuất kịp thời giải quyết vướng mắc; thông tin báo cáo chưa kịp thời.
Nhân hội nghị giao ban công tác mặt trận cụm Tây Nam Bộ, Ủy ban MTTQ các tỉnh đóng góp kinh phí xây dựng cầu tại ấp 24, xã Phong Thạnh, thị xã Giá Rai và bàn giao 11 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo.