Cuộc sống nơm nớp của những đứa trẻ 'phù thuỷ' tại châu Phi

Minh Tuấn (The Guardian) 14/06/2022 15:00

Tại châu Phi, những đứa trẻ bị gán danh là “phù thuỷ”, đặc biệt là những trẻ bạch tạng đang phải đối mặt với bạo lực và nguy hiểm rình rập mỗi ngày.

Châu Phi xuất hiện chớp nhoáng dưới ánh sáng mặt trời sau đại dịch, trẻ em trên khắp lục địa có thể hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Có vẻ như khó tin rằng nỗi kinh hoàng của những lời buộc tội phù thủy và lạm dụng nghi lễ đối với trẻ em gái và trẻ em trai trên khắp lục địa lại xuất hiện vào năm 2022.

Bé gái đang phải tá túc tại "phù thủy" vì cô bị gia đình và hàng xóm hắt hủi, đuổi đánh, cho rằng cô chính là những kẻ "sử dụng bùa chú".

Niềm tin ăn sâu trong tiềm thức

Thuật phù thủy đã ăn sâu vào nhiều nền văn hóa và cộng đồng ở châu Phi cận Sahara, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của hàng triệu người. Phù thủy trong niềm tin tôn giáo của họ là những người được cho là có năng lực siêu nhiên như bói toán, gọi hồn, giải hạn, chữa bệnh, hoặc nguyền rủa. Phù thủy thường bị coi là tác nhân gây hại cho một cá nhân hay một tập thể.

Thời Trung cổ, người ta tin phù thủy có một sức mạnh lớn có thể gây ra dịch hạch và bão, gây ra băng giá và nạn sâu bọ hủy hoại hạt giống... Nhìn chung mọi vấn đề xấu xa, những điều không may mắn trong cả gia đình và xã hội đều được người dân châu Phi quy chụp do phù thủy gây ra, kể cả cái cái chết của một ai đó.

Trẻ em phải chịu bạo hành về mặt thể chất và tinh thần một khi bị coi là phù thủy.

Nỗi thống khổ của những đứa trẻ đáng thương

Mỗi năm, hàng nghìn trẻ em bị buộc tội là phù thủy, đồng thời bị lạm dụng và tấn công bằng những nghi lễ cổ hủ, những tội ác “khuất mắt khôn coi”. Trẻ em mắc bệnh bạch tạng có nguy cơ đối mặt với rủi ro cao hơn.

Trẻ em phải chịu bạo hành về mặt thể chất và tinh thần, bao gồm bị lăng mạ trước dân chúng và bị ép buộc phải nhận tội, tra tấn, đánh đập bạo lực, dùng "thuốc thanh tẩy” tự chế, trục xuất khỏi gia đình và cộng đồng, và nghiêm trọng nhất - bị giết hại.

Một cơ số "hù thủy" trẻ con được cưu mang tại những "phù thủy" - mái nhà cuối cùng của chúng.

Những góc khuất đau lòng như vậy là chuyện "thường ngày xảy ra ở phố huyện". Những lời buộc tội, vu khống có thể đến từ chính bạn bè, gia đình, hàng xóm, bạn cùng trường hoặc đồng nghiệp - hầu hết đều xuất phát từ nỗi sợ hãi, mong muốn được trả thù, sự ganh ghét đố kỵ, oán giận hoặc tham lam. Những lời buộc tội như vậy cũng có thể là một hình thức "thế thân" cho những uẩn khúc trong cộng đồng.

Mặc dù ít phổ biến hơn các cáo buộc về phù thủy, những cuộc tấn công nghi lễ nhằm vào trẻ em - đặc biệt là những trẻ bị bệnh bạch tạng. Tại Tanzania, cũng như Malawi và nhiều vùng khác trong khu vực cận Sahara tại châu Phi, những thầy phù thủy tin rằng tay chân của người bạch tạng là một nguyên liệu quan trọng trong phép làm tà thuật nhằm mang đến sự thịnh vượng và vận may, giàu có và cả sắc đẹp.

Trẻ bị bạch tạng là những nạn nhân bị truy đuổi dã man hơn cả.

Chính vì vậy, nhiều trẻ bạch tạng là đối tượng bị thợ săn lùng sục khắp nơi. Nhiều nạn nhân đã bị giết dã man và cướp đi các bộ phận, cơ quan nội tạng của cơ thể. Người bạch tạng ở Tanzania thường xuyên phải đối mặt với những trận tấn công chặt chi, khiến họ trở thành người tàn tật, thậm chí là mất mạng.

Cối xay bắp nhà Mahonda bị hư. Pandi Mahonda kéo lê cái động cơ gỉ sét đem đi sửa để chuẩn bị cho lễ hội vào cuối tuần. Ở tiệm sửa chữa, sau khoảng 5 phút, không tìm thấy đồ vặn vít và búa, người thợ nhún vai và đầu hàng. “Cối xay này hư rồi”, người thợ nói.

Vậy mà đối với hai vợ chồng Pandi, cái cối xay bị hư là do... hai đứa con của họ. Mẹ của chúng kể rằng, từ ngày sinh ra chúng, bà ta thường ốm đau liên miên và đồ đạc trong nhà hay bị hư hỏng.

Một trẻ nhỏ đang "được" trừ tà vì cậu bị cho là liên quan đến những "hành động thực hiện ma thuật".

"Thế là tôi nhận ra... rằng Ikomba và Luwuabisa là phù thủy. Không có gì chính xác hơn thế!”, bà Kalumbu kết thúc câu chuyện, trong khi hai đứa trẻ ngồi cạnh, không biết gì về tai họa sắp giáng xuống đầu chúng.

Các câu chuyện phù thủy tương tự cứ lặp đi lặp lại ở Congo - đất nước bị chìm trong khói lửa chiến tranh. Đầu tiên, Tổng thống Mobutu bị một nhóm phiến loạn đảo chính vào năm 1997. Tiếp theo là cái chết bí ẩn của Tổng thống Laurent Kabila. Nhiều người cho rằng, tất cả đều do bọn phù thủy gây ra và chúng không ai khác hơn là những đứa trẻ như Ikomba và Luwuabisa.

Với trường hợp Ikomba và Luwuabisa, bố mẹ chúng hoàn toàn không hiểu điều gì. Họ đã tìm đến một giáo phái để tìm sự thật. Đó là giáo phái được đứng đầu bởi kẻ tự xưng “Nhà tiên tri Onokoko”. Quy tụ 230 đứa trẻ (đều bị buộc tội thực hiện trò ma thuật), Onokoko giúp chúng trở về “minh đạo”, bằng nghi lễ trừ tà.

Hình ảnh minh họa về hình thức tra tấn cũng như "thanh tẩy" những trẻ bị cho là phù thủy.

Sự việc xảy ra đơn giản, Onokoko giải thích. Những đứa trẻ bị ép phải mửa ra vật bị ám. Có đứa trẻ đã ói mửa ra một con tôm thẻ, một vỏ sò hình cái sừng và có khi một con cá sống.

Hơn 14.000 trẻ em ở Kinshasa đã bị đuổi khỏi nhà vì bị buộc tội là làm trò phù thủy. Lũ trẻ nghĩ rằng Onokoko có thể giải thoát chúng khỏi điều ô nhục và rằng chúng có thể quay về gia đình. Tuy nhiên, đại diện của tổ chức Save The Children ở đây, Mahimho Mdoe, cho biết các giáo phái tương tự Onokoko chuyên ngược đãi và lạm dụng trẻ em.

“Chúng bị nhét các vật lạ vào cơ thể theo những cách không bình thường rồi bắt phải ói ra”, hai nhân chứng kể về việc những đứa trẻ bị nhét cục xà bông vào hậu môn. Thoạt đầu, Onokoko phủ nhận tất cả nhưng rồi cuối cùng ông cũng đưa ra âm bản một số ảnh.

Năm 2016, bức ảnh cậu bé người Nigeria gầy trơ xương, không một mảnh vải che thân được một người phụ nữ giải cứu đã gây từng gây chấn động thế giới.
Cậu bé châu Phi bị suy dinh dưỡng nặng, suýt chết đói ở thời điểm đó. Em bị gia đình bỏ rơi, sống lang thang trong vòng 8 tháng và bị người qua đường hắt hủi, gọi là "phù thủy".

Đặc biệt có tấm ảnh chụp một đứa trẻ với cái bụng trương phồng đang cười toe toét. Trên chân phải đứa trẻ, có một vệt sáng trắng. “Có màu trắng vì hồn ma trong chân đứa trẻ. Nó đã được đuổi tà bằng thần chú vài lần. Bây giờ nó đã khỏe trở lại”, Onokoko nói.

Cái gọi là “đuổi tà bằng thần chú” đã áp dụng với cậu bé khoảng 12 lần. “Hồn ma” trong ống chân cậu đơn giản chỉ là là một lỗi khi tráng phim.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cuộc sống nơm nớp của những đứa trẻ 'phù thuỷ' tại châu Phi