Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề “Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng” trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4, tổ chức tại TP HCM, ngày 5/6.
Theo ông Nguyễn Đức Hiển, trong bối cảnh nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và da dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực.
Về đổi mới công nghệ, năm 2020, đã cấp 4.319 bằng độc quyền sáng chế; 18.197 công bố quốc tế; tỷ lệ chi cho nghiên cứu triên khai khu vực ngoài nhà nước tăng lên đạt 40.07%, khu vực FDI 12.87%, khu vực Nhà nước 47,05%.
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã huy động được gần 800 tỷ đồng từ doanh nghiệp cho các dự án đang thực hiện.
Chương trình đối mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021 với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 150-20% /năm.
Về chuyển đổi số, tinh đến hết quý 1 năm 2022, đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo. Ngoài ra, có 55/63 địa phương đã ban hành nghị quyết chỉ thị văn bản của tỉnh ủy/thành ủy về chuyển đổi số. 59/63 địa phương và 19/22 bộ, ngành ban hành chương trình kế hoạch để án về chuyển đổi số giai đoạn 5 năm.
Ông Hiển cho rằng, các ngành Tài chính – Ngân hàng. Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Năng lượng, Giao thông vận tải,... đã có những kết quả tích cực trong hoạt động chuyển đổi số và đưa các hoạt động thường xuyên của ngành lĩnh vực lên môi trường số.
Về đa dạng chuỗi cung ứng, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định FTAs với các đối tác quan trọng hàng dầu trên thế giới. Trong đó, có nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, RCEP, EVFTA.
Đáng lưu ý, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày càng tham gia có hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng, sản xuất khu vực và toàn cầu và liên tục mở rộng thị trường dầu ra và đầu vào cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Mặc dù đạt được nhiều hiệu quả trong chuyển đổi số, đổi mới công nghệ, song ông Nguyễn Đức Hiển cũng nhận định, đánh giá khách quan cho thấy, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Kết quả phân tích cho thấy, nhóm ngành hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ có mức lan tỏa và độ nhậy thấp hơn mức bình quân chung khá nhiều. Bên cạnh đó, hiệu quả đổi mới công nghệ chỉ đóng góp khiêm tốn ở mức 28,44% trong TFP giai đoạn 2016-2018. Tỷ lệ cấp bằng độc quyền sáng chế cho người Việt Nam rất thấp, năm cao nhất (2018) chỉ đạt 9,2% tổng số bằng được cấp tại Việt Nam.
“Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với sự đồng bộ của các khâu: nguồn cung khoa học – công nghệ của khối đại học và viện nghiên cứu, khả năng áp dụng và năng lực đầu tư cho khoa học – công nghệ của khối doanh nghiệp và hệ thống quản lý, chính sách của Nhà nước”, ông Hiển nói.
Cũng theo vị này, chuyển đổi số trong các ngành sản xuất còn chậm; còn thiếu các cơ chế, chính chính sách hỗ trợ hiệu quả về chuyển đổi số. “Dù là nước đang phát triển, Việt Nam không nhất thiết sẽ đi sau trong tiến trình đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng”, ông Hiển nhấn mạnh.