Trong số các loài hải sản và động vật có vỏ, các loài nhuyễn thể bao gồm cả hàu được chứng minh là có hàm lượng vi nhựa cao nhất trong đó.
Để đưa ra kết quả này, các nhà khoa học đã thực hiện hơn 50 nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2020, để điều tra mức độ ô nhiễm vi nhựa trên toàn cầu trong cá và động vật có vỏ.
Động vật thân mềm được thu thập ngoài khơi bờ biển châu Á là loài bị ô nhiễm vi nhựa nặng nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng những khu vực này đang bị ô nhiễm nhựa nặng hơn.
Theo báo cáo, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu những tác động đến sức khỏe đối với việc con người tiêu thụ cá và động vật có vỏ bị nhiễm các hạt nhựa.
Tác giả nghiên cứu Evangelos Danopoulos cho biết: "Chưa ai hiểu đầy đủ về tác động đầy đủ của vi nhựa đối với cơ thể con người, nhưng bằng chứng ban đầu từ các nghiên cứu khác cho thấy chúng gây hại.
Một bước quan trọng để hiểu được tác động đầy đủ đối với việc tiêu dùng của con người là thiết lập đầy đủ mức độ vi nhựa mà con người đang tiêu thụ. Chúng ta có thể bắt đầu làm điều này bằng cách xem lượng hải sản và cá được ăn, sau đó đo lượng vi nhựa trong những sinh vật này".
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng vi nhựa từ 0 đến 10,5 vi nhựa trên một gam ở động vật thân mềm, 0,1 đến 8,6 vi nhựa trên mỗi gam ở động vật giáp xác và 0 đến 2,9 vi nhựa trên mỗi gam ở cá.
Những quốc gia tiêu thụ nhuyễn thể lớn nhất là Trung Quốc, Úc, Canada, Nhật Bản và Mỹ, tiếp theo là châu Âu, Anh.
Rác thải nhựa được cho tích tụ trong các đại dương, hồ và sông có khả năng tồn tại bên trong động vật có vỏ, cá và động vật biển có vú. Chất thải nhựa được tạo ra trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng gấp ba lần lên 155 đến 265 triệu tấn mỗi năm vào năm 2060.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần thêm dữ liệu từ các khu vực khác nhau trên thế giới để hiểu được vấn đề khác nhau giữa các đại dương, biển và đường thủy khác nhau như thế nào. Họ cho biết cần phải tiêu chuẩn hóa các phương pháp đo độ nhiễm bẩn vi nhựa để có thể dễ dàng so sánh hơn.