TS Phạm Huy Thông - Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hà Nội khẳng định dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo qua nhiều lần lắng nghe đóng góp của nhân dân đã có độ “thông thoáng” nhất trong các dự thảo.
Phó Chủ tịch Lê Bá Trình phát biểu tại hội nghị.
Sáng 17/8, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia vào dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo.
Dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên thiếu niên nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình; Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Phó Trưởng ban soạn thảo dự luật Bùi Thanh Hà cùng đại diện các tôn giáo, các chuyên gia, nhà khoa học
Hạn chế xin - cho trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo
Tại hội nghị đại diện các tôn giáo, các nhà khoa học đã cùng thảo luận về dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo. Các ý kiến đều khẳng định sau nhiều lần lấy ý kiến góp ý của các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cơ quan làm luật dự thảo Luật đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra,
Thượng tọa Thích Đức Thiện Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, sau nhiều lần lấy ý kiến góp ý của các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cơ quan làm luật dự thảo Luật đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, khắc phục được việc hành chính hóa trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nội dung bảo hộ quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã hội đảm bảo cho các tổ chức tôn giáo trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, bày tỏ niềm tin của mình và hành đạo phục vụ đáp ứng nhu cầu của các tín đồ tôn giáo của mình, đóng góp cho xã hội.
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện vấn đề dự thảo lần này so với dự thảo trước vấn đề cơ chế xin - cho trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã được thay thế, mở rộng quyền cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
Các cụm từ “đề nghị”, “xin phép” đã được thay thế bằng cụm từ “thông báo” về các nội dung hoạt động tôn giáo theo Hiến chương, giáo luật của tôn giáo.
Dự thảo Luật cũng đã nêu rõ các tôn giáo là một thực thể pháp nhân trong xã hội, có các điều khoản để các tôn giáo tham gia và các hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo là các hoạt động nhân văn của các tôn giáo xưa nay bị hạn chế.
TS Phạm Huy Thông - Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hà Nội khẳng định dự thảo qua nhiều lần lắng nghe đóng góp của nhân dân đã có độ “thông thoáng” nhất trong các dự thảo.
Những điều khoản mới như khoản 6 điều 1 không chỉ có tự do tín ngưỡng ngưỡng tôn giáo theo hay không theo của tín đồ mà còn có cả được tự do thay đổi tôn giáo, hay như khoản 6 điều 3 nói về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của những người bị tạm giữ tạm giam, tù nhân.
Đặc biệt điều 7 khoản 6 các tôn giáo được tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo.
Về quy định các tôn giáo khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục, y tế từ thiện nhân đâọ (điều 51, 52) thì phải theo các quy định pháp luật liên quan theo TS Thông nếu như vậy thì vẫn chưa “gỡ” được những kiến nghị của các tôn giáo về vấn đề này.
Quang cảnh hội nghị,
Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo
Góp ý về quy định trách nhiệm của của MTTQ Việt Nam, ông Trần Đình Phùng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo của UBTƯ MTTQ Việt Nam thể hiện sự băn khoăn quy định của dự thảo Luật chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Mặt trận.
Ông Trần Đình Phùng phân tích, điều 7 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo đã quy định rõ trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo, tập hợp đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, MTTQViệt Nam tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện pháp luật của tín ngưỡng tôn giáo; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Vì vậy, dự thảo Luật cần cần quán triệt các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo để có quy định thống nhất.
Giáo sư Đỗ Quang Hưng - Chủ nhiệm HĐTV về Tôn giáo của UBTƯ MTTQ Việt Nam khẳng định, qua nhiều lần góp ý nhiều ý kiến, nhân dân ban ngành đã được ban soạn thảo khẩn trương nghiêm túc tiếp thu trên trên nguyên tác dân tộc, pháp quyền và quốc tế.
Tuy nhiên, Giáo sư Đỗ Quang Hưng cũng đề nghị, dự thảo Luật cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng thể chế hóa quyền tự do tín ngưỡng tôn ngưỡng, vấn đề pháp nhân để các tổ chức tôn giáo đạt đến pháp nhân dân sự, thống nhất hơn nữa, khẳng định quan điểm tôn trọng tạo điều kiện thêm cho các tổ chức tôn giáo, vấn đề quản lý của nhà nước theo hướng có tư pháp về tôn giáo…