TAND Tối cao vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với 35 bản án, quyết định của TAND các cấp, để lựa chọn phát triển thành án lệ Dự kiến Tuyển tập án lệ đầu tiên (khoảng 10-15 bản án được lựa chọn) sẽ được xuất bản trong quý II/2016.
Đây được coi là bước tiến dài trong quá trình cải cách tư pháp của đất nước, đặt ra kỳ vọng một nền tư pháp trong sạch, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013. Song, cũng vẫn còn một số ý kiến e ngại nếu chọn lựa không cẩn thận sẽ trở thành lợi bất cập hại, án lệ sẽ trở thành tiền lệ... xấu.
Trước hết, ta cần nhìn vào mặt tích cực của án lệ. Án lệ là những bản án, quyết định mang tính mẫu mực về vận dụng pháp luật trong công tác xét xử của các cấp tòa án, trong tất cả các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hành chính, lao động... Mà đã là mẫu mực trong vận dụng pháp luật thì khi bản án, quyết định đó được ban hành thành án lệ, TAND các cấp khi xét xử các vụ án có nội dung, tình tiết tương tự cứ thế mà áp dụng, tránh được tiêu cực phát sinh trong quá trình xét xử như việc chạy án, sự can thiệp từ cá nhân hay tổ chức nào đối với quyết định của thẩm phán và HĐXX.
Trên thế giới, nhất là các nước phát triển việc ban hành án lệ đã thực hiện từ lâu. Trong thực tế xét xử, có nhiều vụ án rắc rối, phức tạp, song do áp dụng án lệ mà tòa án đã giải quyết được nhanh chóng, công minh, đúng người, đúng tội, không làm oan, sai, đồng thời không bỏ lọt tội phạm. Nhiều luật sư cho rằng, án lệ có “quyền năng” hơn cả thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bởi khi đã có án lệ thì buộc HĐXX phải xử và tuyên theo, nếu muốn xử khác với án lệ phải đưa ra được lý do chính đáng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
Hiến pháp 2013 quy định: TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, xét xử độc lập, công minh, chỉ tuân theo pháp luật, không chịu tác động của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Song, trên thực tế cũng không phải hiếm gặp những tiêu cực như chạy án, cố tình làm oan, sai cho người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Đó là chưa kể trong một số vụ án bất kể là hình sự, hành chính, dân sự... luôn có sự can thiệp làm thay đổi bản chất khách quan của vụ án.
Nhiều luật sư và chuyên gia luật kỳ vọng bản án, quyết định được lựa chọn làm án lệ không chỉ là bản án mẫu mực về vận dụng pháp luật đúng đắn mà còn chứa đựng căn cứ để hình thành nên phán quyết đó. Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến lo ngại việc chọn lựa án lệ không cẩn thận không những không đảm bảo được sự công bằng, mà còn tạo ra tiền lệ xấu cho các cấp tòa án khi xét xử. Tuy nhiên, lãnh đạo TAND Tối cao khẳng định, án lệ vẫn có thể bị bãi bỏ khi không còn