Quốc tế

Dung nham lạnh tấn công Indonesia, ít nhất 37 người thiệt mạng

Hà Anh (theo AP) 13/05/2024 06:28

Dòng dung nham lạnh và bùn chảy xuống sườn núi lửa trên đảo Sumatra của Indonesia đã gây ra lũ quét khiến ít nhất 37 người thiệt mạng.

l3.jpg
Còn đường xung quanh khu vực Thác Anai Valley ở quận Tanah Datar bị hư hại. Nguồn: AP.

Ngày 12/5, các quan chức địa phương cho biết, mưa lớn cùng dòng dung nham lạnh và bùn chảy xuống sườn núi lửa trên đảo Sumatra của Indonesia đã gây ra lũ quét khiến ít nhất 37 người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích.

Mưa gió mùa và lở đất lớn do dòng dung nham lạnh trên núi Marapi khiến một con sông tràn bờ và chảy qua các ngôi làng ven núi ở 4 huyện ở tỉnh Tây Sumatra vào đêm 11/5. Người phát ngôn Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Abdul Muhari cho biết, lũ lụt đã cuốn trôi người dân và nhấn chìm hơn 100 ngôi nhà và tòa nhà.

Dung nham lạnh hay còn gọi là lahar, là hỗn hợp của vật chất núi lửa và sỏi chảy xuống sườn núi lửa khi có mưa.

l4.jpg
Nguồn: AP.

Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia cho biết, đến chiều ngày 12/5, lực lượng cứu hộ đã đưa được 19 thi thể ra khỏi ngôi làng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Canduang ở quận Agam và tìm được 9 thi thể khác ở quận Tanah Datar lân cận.

Cơ quan này cho biết, 8 thi thể đã được kéo lên từ bùn trong trận lũ quét chết người cũng tấn công Padang Pariaman và một thi thể được tìm thấy ở thành phố Padang Panjang. Lực lượng cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm 18 người được cho là mất tích.

Cảnh sát trưởng Padang Panjang Kartyana Putra cho biết, lũ quét cũng khiến các con đường chính xung quanh khu vực Thác Anai Valley ở quận Tanah Datar bị bùn đất chặn lại, cắt đứt đường đi đến các thành phố khác.

Nguồn: AP.

Các video do Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia công bố cho thấy, những con đường đã biến thành dòng sông màu nâu đục.

Thảm họa xảy ra chỉ hai tháng sau khi mưa lớn gây ra lũ quét và lở đất ở các quận Pesisir Selatan và Padang Pariaman của Tây Sumatra, khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và 5 người khác mất tích.

Núi lửa Marapi cao 2.885 mét đã phun trào vào cuối năm ngoái, giết chết 23 nhà leo núi. Theo Trung tâm Núi lửa và Thảm họa Địa chất Indonesia, núi lửa này đã ở mức cảnh báo cao thứ ba trong bốn mức cảnh báo kể từ năm 2011, cho thấy hoạt động núi lửa trên mức bình thường, theo đó những người leo núi và dân làng phải ở cách đỉnh núi hơn 3 km.

Marapi được biết đến với những vụ phun trào đột ngột khó dự đoán vì nguồn phun trào nông và gần đỉnh, đồng thời các vụ phun trào của nó không phải do sự chuyển động sâu của magma gây ra, gây ra những chấn động ghi lại trên máy theo dõi địa chấn.

Marapi đã hoạt động kể từ vụ phun trào vào tháng 1/2023 và không gây thương vong. Đây là một trong số hơn 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Đất nước này dễ bị biến động địa chấn vì nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một vòng cung núi lửa và các đường đứt gãy bao quanh lưu vực Thái Bình Dương.

Một số hình ảnh về thiệt hại của người dân Indonesia sau trận lụt:

l1.jpg
Nguồn: AP.
l2.jpg
Nguồn: AP.
l5.jpg
Nguồn: AP.
l6.jpg
Nguồn: AP.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dung nham lạnh tấn công Indonesia, ít nhất 37 người thiệt mạng