“Câu chuyện đô thị thông minh hiện nay chính là nền "kinh tế số". Việt Nam cần phải nhanh chóng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ mới, tăng trụ cột cạnh tranh quốc gia bằng công nghệ thông tin tạo ra phương thức phát triển mới, nhanh và bền vững dựa trên trí thức, sáng tạo và kinh nghiệm tốt nhất của thế giới với tổng mức đầu tư không cao đồng thời bảo vệ tốt nhất môi trường thiên nhiên và an ninh tổ quốc” đó là nhận định của TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc về giải pháp cho một thành phố thông
Đà Nẵng đặt mục tiêu có hệ thống giao thông thông minh
tích hợp đầu tiên trên cả nước.
Tăng trụ cột cạnh tranh quốc gia bằng CNTT
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng và phát triển các đô thị thông minh, như: Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Trung quốc, Singapore, Ân Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc...
Các đô thị Việt Nam đang phát triển theo hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến trên thế giới theo xu hướng hội nhập quốc tế. Với khoảng 774 đô thị lớn nhỏ, trong đó đô thị có quy mô lớn là 2 đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (quy mô trung bình 7-8 triệu người); khoảng gần 30 đô thị tương đối lớn bao gồm: các đô thị loại I và loại II có quy mô từ 25 vạn đến 1,5 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2015 đạt khoảng 34% trong đó hơn 30 đô thị loại II chiếm 80% dân số đô thị, là những đô thị động lực chính đóng góp 70% GDP cho cả nước.
Tuy nhiên chính sự phát triển của các đô thị tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bất cập như hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu nhà ở, ùn tắc giao thông, ngập lụt trong đô thị, kiến trúc cảnh quan còn lộn xộn, yếu kém trong công tác quản lý đô thị.
Mặc dù còn nhiều bất cập, song hiện nay, các đô thị Việt Nam đang phát triển theo hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều tiền đề về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, truyền thông để phát triển đô thị thông minh và quản lý thông minh. Tỷ lệ người sử dụng internet/tổng dân số năm 2014 đạt 43,8%, cao hơn tỷ lệ của thế giới là 42,2% và châu Á là 34,8%. Việt Nam có gần 14 nghìn doanh nghiệp CNTT với 500 nghìn lao động, doanh thu ngành công nghiêp CNTT đạt hơn 40 tỷ USD, ước tính tổng doanh thu của ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 là 2,97 tỷ USD. Cùng với đó Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước và các lĩnh vực đời sống xã hội, như: quản lý ngân sách và kho bạc; quản lý thuế; hải quan; bảo hiểm xã hội; ứng dụng CNTT trong các ngành giáo dục, y tế; ứng dụng CNTT trong quản lý giao thông; ứng dụng CNTT trong quản lý đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa; ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai, qui hoạch, xây dựng, môi trường…
Theo TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc, đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, câu chuyện đô thị thông minh hiện nay chính là nền "kinh tế số". Việt Nam cần phải nhanh chóng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ mới, tăng trụ cột cạnh tranh quốc gia bằng công nghệ thông tin tạo ra phương thức phát triển mới, nhanh và bền vững dựa trên trí thức, sáng tạo và kinh nghiệm tốt nhất của thế giới với tổng mức đầu tư không cao đồng thời bảo vệ tốt nhất môi trường thiên nhiên và an ninh tổ quốc.
Ông Ngọc cũng cho rằng, công nghệ thông tin là hạ tầng của hạ tầng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong trục tam giác Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân thì vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về Nhà nước. Các doanh nghiệp chỉ đóng vai trò tham mưu, cung cấp các giải pháp công nghệ cho quá trình đô thị hóa, xây dựng đô thị thông minh.
Những bước đi ban đầu ở Việt Nam
Tại Việt Nam việc xây dựng thành phố thông minh đã bắt đầu manh nha với một số địa phương đã có những bước đi ban đầu. Vào tháng 5-2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên của Việt Nam được IBM chọn là một trong 33 thành phố trên thế giới được nhận tài trợ từ chương trình “Thành phố Thông minh hơn” của IBM - một sáng kiến kéo dài 3 năm, có tổng giá trị hỗ trợ lên đến 50 triệu đô la. Việc xây dựng thành phố thông minh hơn là xây dựng một đô thị, trong đó mọi tài nguyên được khai thác, quản lý và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học của công nghệ CNTT&TT nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến xây dựng một thành phố phát triển bền vững và đáng sống. Và những tính năng tiên tiến mới của giải pháp Thành phố Thông minh hơn nói trên sẽ giúp thành phố có được những thông tin giá trị để phục vụ công dân tốt hơn.
Đà Nẵng đã chọn ra hai lĩnh vực thiết thực nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân là Quản lý chất lượng nguồn nước và Quản lý Giao thông đô thị để thí điểm áp dụng công nghệ và giải pháp của IBM. "Với một khoản kinh phí hạn chế do Ngân hàng Thế giới tài trợ, sau gần một năm thực hiện, đến nay hai dự án thí điểm là Quản lý chất lượng nguồn nước và Quản lý hoạt động 100 xe buýt của Thành phố đã hoàn thành. Việc sử dụng giải pháp Trung tâm Điều hành Thông minh với công nghệ của IBM, chính quyền thành phố Đà Nẵng đang ưu tiên giải quyết hai vấn đề quan trọng nhất đang có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người dân là Giao thông vận tải và Quản lý nước sạch. Với 2 hệ thống này, Đà Nẵng sẽ đảm bảo mang tới chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn tới người dân, cũng như có một hệ thống giao thông được điều hành tập trung, đảm bảo cung cấp các dịch vụ giao thông công cộng (hệ thống xe buýt) tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông. Và đó cũng là một trong những đổi mới của Đà Nẵng.
Theo TGĐ FPT IS Phạm Minh Tuấn, sau hơn 20 năm kinh nghiệm tham gia vào quá trình xây dựng đô thị, FPT đã triển khai thành công nhiều dự án ở các mảng dịch vụ công như Chính quyền điện tử, giải pháp lõi cho Bảo hiểm xã hổi; các giải pháp cho ngành Thuế, Quản lý Kho bạc, hải quan điện tử... FPT có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào quá trình đô thị hóa. Mỗi một doanh nghiệp đều có cách đi riêng, phù hợp với các đặc điểm, văn hóa, dân trí của người dân tại quốc gia, vùng lãnh thổ. Các giải pháp thông minh được đưa ra cần phải được đông đảo người dân đón nhận mới đem lại hiệu quả. Các ứng dụng phải gần gũi với văn hóa, thói quen của người dân, đó chính là những lợi thế mà các doanh nghiệp trong nước như FPT có được. Bên cạnh đó đó FPT đang hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng công nghệ nền tảng của họ để đưa vào Việt Nam một cách tiếp cận phù hợp nhất" ông Tuấn cho biết