Thị trường vàng đang phải đối mặt với nhiều áp lực, trong đó là áp lực lạm phát gia tăng ở Mỹ khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao nhất trong gần 40 năm.
Ghi nhận giá vàng thế giới sáng nay đứng ở mức 1.817-1.817,5 USD/ounce (mua vào - bán ra), giảm 1,1 USD so với giá cùng thời điểm này sáng qua, đứng ở mức 1.818,1-1.818,6 USD/ounce (mua vào - bán ra). So với giá chốt phiên cuối tuần qua, giá vàng giảm 2 USD do đồng USD mạnh lên và lực bán ra của các nhà đầu tư tăng mạnh.
Thị trường vàng đang phải đối mặt với nhiều áp lực, trong đó là áp lực lạm phát gia tăng ở Mỹ khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao nhất trong gần 40 năm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, lạm phát sẽ là con dao hai lưỡi đối với thị trường vàng. Cụ thể, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những động thái nhất định. Theo dự kiến, trong năm 2022 sẽ có 3 đợt điều chỉnh lãi suất.
Gần đây, Fed đang tìm cách kết thúc việc mua trái phiếu hàng tháng vào tháng 3. Đồng nghĩa với việc, sẽ có một đợt tăng lãi suất vào tháng 3.
Trong một tuyên bố gần đây, ông vua trái phiếu - Jeffrey Gundlach - cho biết, ông đang theo dõi suy thoái kinh tế trong năm 2022. Vì niềm tin của người tiêu dùng Mỹ và dữ liệu đường cong lợi nhuận cho thấy kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Một khảo sát của Đại học Michigan (Mỹ) chỉ ra, thị trường vàng khó có động lực tăng giá ngay cả khi người tiêu dùng Mỹ kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022.
Giá vàng trong nước: Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/1, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 60,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,6 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 61 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,5 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.
Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 61,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,72 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 61,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,7 triệu đồng/lượng (bán ra).