Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư nông nghiệp ở Tiểu vùng Mê Kông

Minh Phương 17/02/2017 11:50

Sáng 17/2, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Đầu tư bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp của DN Việt Nam ở Tiểu vùng Mê Kông”.

Quang cảnh hội thảo.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODI) của Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam. ODI giúp bù đắp những thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước, mở rộng thị trường cũng như giúp củng cố vị thế của Việt Nam tại các quốc gia nhận đầu tư.

Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến hết tháng 1 năm 2017, Việt Nam đã có 1.188 dự án đầu tư sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,395 tỷ USD.

Trong đó, các quốc gia ở Tiểu vùng Mê Kông, đặc biệt là Lào và Campuchia là hai quốc gia được các DN Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất và thế mạnh thuộc về lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh những thành tựu như giúp xóa đói giảm nghèo hay cải thiện cơ sở hạ tầng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ẩn chứa những rủi ro do sự khác biệt giữa văn hóa, pháp luật và môi trường. Những khác biệt này có thể dẫn đến những tranh chấp và qua đó ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án cũng như hình ảnh của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực.

Nhận thức được những rủi ro môi trường – xã hội từ hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói trên, VCCI, Trung tâm con người và Thiên nhiên và tổ chức Oxfarm đã thực hiện nghiên cứu đánh giá nhanh thực trạng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Lào và Campuchia, qua đó giúp các DN nhận diện vấn đề.

Hội thảo là diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nhằm hoàn thiện Dự thảo Hướng dẫn tự nguyện và góp phần đóng góp cho chính sách đầu tư ra nước ngoài (ODI) của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư nông nghiệp ở Tiểu vùng Mê Kông