Giữ giếng, giữ làng

LÊ MINH 20/02/2022 08:00

Sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đã mang tới cho nhiều làng quê diện mạo mới: khang trang hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân. Nhưng đi cùng với sự phát triển, nhiều làng quê đã không còn giữ được vẻ đẹp truyền thống của làng Việt.

Giếng làng Yên (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) hiện nay vẫn được người dân gìn giữ.

Những gốc đa, cây gạo, ao làng đã dần biến mất. Và những chiếc giếng làng, nơi đã từng cung cấp nguồn nước sạch cho nhiều thế hệ con dân của làng cũng không còn được như xưa. Có nhiều nơi phải lấp giếng làng vì mục đích mở đường. Nhiều nơi, người dân quyết giữ lại giếng làng như một địa chỉ văn hóa để nhắc nhớ con cháu thế hệ sau.

Ngày nay, trước sự phát triển của đời sống, đa số giếng làng đã bị ô nhiễm nguồn nước hoặc cạn kiệt. Giếng làng không còn giữ chức năng cung cấp nước cho dân làng, mà được gìn giữ, che đậy bằng những tấm gỗ, tấm tôn để đề phòng rác rưởi hoặc trẻ nhỏ mải chơi ngã xuống. Nhìn những chiếc giếng bị bụi phủ, cỏ mọc xanh rì nhiều người không khỏi chạnh lòng. Nhưng làm cách nào để các giếng làng không chết mà trở nên sống động như nó đã từng? Đó là câu hỏi dường như không có ai trả lời…

Đa số giếng làng giờ đã bị ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
Một chiếc giếng ở làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
Giếng Bìm (Hữu Bằng, Hà Nội) được hàn sắt để bảo vệ.
Xin nước ở giếng Ngọc (Viêm Xá, Hòa Long, thành phố Bắc Ninh).
Một chiếc giếng xây từ năm 1939 ở Thạch Xá, Thạch Thất (Hà Nội).
Bảo vệ giếng bằng cách làm đai và nắp kính.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giữ giếng, giữ làng