Hà Nội: Gầm cầu Thăng Long biến thành nơi chưa rác thải, vật liệu xây dựng

Huyền Trang 17/03/2023 15:00

Tình trạng gầm cầu bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, xả rác diễn ra ngày càng nhiều. Việc này không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn giao thông.

Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng năm 1974, hoàn thành năm 1985; nhịp chính vượt sông dài 1.680 m. Cầu gồm 2 tầng: Tầng dưới dành cho tàu hỏa, xe thô sơ; tầng trên để ôtô chạy.

Cầu Thăng Long nối hai bờ sông Hồng, một đầu nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và một đầu thuộc huyện Đông Anh. Lâu nay, hàng nghìn mét vuông đất khu vực hai bên gầm cầu đã được quây rào sắt để bảo vệ, chống lấn chiếm. Mặc dù vậy, tình trạng “phá rào”, "xẻ thịt" gầm cầu vẫn xảy ra thường xuyên.

Nhiều bì chứa rác, cát được tập hợp chất ngổn ngang ngay dưới chân cầu Thăng Long, thuộc địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội.
Dạ cầu trở thành nơi để rác “lậu” không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ.
Một đoạn khác của cầu Thăng Long đã được dựng rào sắt để chống lấn chiếm nhưng người dân vẫn sử dụng để chứa đựng vật liệu xây dựng.
Một xưởng tập kết, chế biến xơ dừa dưới gầm cầu Thăng Long, vi phạm quy định về quản lí bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây mất mĩ quan đô thị.
Cả một quy trình sản xuất sơ dừa vẫn đang hoạt động ngay dưới gầm cầu. Đây đều là những vật liệu dễ gây cháy và ô nhiễm môi trường.

Theo Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT, ngày 09-10-2017 của Bộ GTVT quy định các tổ chức, cá nhân không được chiếm dụng gầm cầu làm nơi ở, bãi đậu xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Hiện nay không chỉ gầm cầu Thăng Long bị chiếm dụng, trên địa bàn TP. Hà Nội còn có nhiều gầm cầu bị chiếm dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, quán nước, bãi giữ xe...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hà Nội: Gầm cầu Thăng Long biến thành nơi chưa rác thải, vật liệu xây dựng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO