Nhằm bảo vệ nguồn nước Thủ đô, nhiều giải kháp đã và đang được TP Hà Nội triển khai, như sử dụng bền vững, chống cạn kiệt nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải và xử lý triệt để các điểm gây ô nhiễm…
Nhằm bảo vệ nguồn nước Thủ đô, nhiều giải kháp đã và đang được TP Hà Nội triển khai, như sử dụng bền vững, chống cạn kiệt nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải và xử lý triệt để các điểm gây ô nhiễm…
Xử lý triệt để các điểm gây ô nhiễm nguồn nước
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: tính đến tháng 6/2021, chỉ có 30/70 cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 40 cụm công nghiệp còn lại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên nước thải từ các cơ sở sản xuất trong cụm được doanh nghiệp tự xử lý hoặc xả thẳng ra môi trường...
Nhiều cụm công nghiệp đã đầu tư xong hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng chưa vận hành chính thức và việc vận hành duy trì hoạt động gặp khó khăn. Điển hình như huyện Thạch Thất có 7 cụm công nghiệp, nhưng mới có Cụm công nghiệp cơ kim khí Phùng Xá và Cụm công nghiệp Bình Phú có hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, Cụm công nghiệp Bình Phú mặc dù có hệ thống xử lý nước thải công suất xử lý theo thiết kế là 600 m3/ngày đêm, nhưng lại chưa kết nối thu gom nước thải của toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mà chỉ có 10 đơn vị đấu nối, do đó việc vận hành trạm xử lý nước thải gây lãng phí và không đủ kinh phí duy trì.
Trong khi đó, cụm công nghiệp cơ kim khí Phùng Xá đã có hệ thống xử lý nước thải từ năm 2010, nhưng công nghệ lạc hậu, công suất nhỏ, chỉ được thiết kế phục vụ xử lý nước thải mạ kim loại của 15 hộ sản xuất trong cụm, còn hơn 300 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể sản xuất ngành nghề khác thì không xử lý được. Chính vì vậy, công tác kiểm soát chất lượng nước thải tại các cụm công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
Tương tự, huyện Thanh Oai cũng có 4 cụm công nghiệp, nhưng mới chỉ có Cụm công nghiệp Thanh Oai xây dựng được trạm xử lý nước thải tập trung. Trạm này có công suất thiết kế 600m3/ngày đêm, tuy nhiên mới hoạt động với công suất khoảng 200m3/ngày đêm và nước đầu ra của trạm có một số thông số không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Trong khi đó, với nước thải y tế, toàn bộ các bệnh viện trên địa bàn đều đầu tư hệ xử lý chất thải lỏng. Tuy nhiên, hệ thống xử lý chất thải lỏng một số bệnh viện đã xuống cấp cần phải đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu và công nghệ như hiện nay.
Trước thực trạng trên, hiện TP Hà Nội tập trung các nhiệm vụ như: Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải tại những khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nước thải y tế. Đồng thời đẩy mạnh việc xử lý ô nhiễm ao, hồ, các có sở sở có khẳ năng gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, UBND thành phố đã tăng cường xử lý ô nhiễm, tạo cảnh quan các ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm, suy thoải, cạn kiệt kết hợp với bảo vệ kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.
Đối với việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và tăng cường khả năng tiêu thoát nước, UBND thành phố Hà Nội giao cho các đơn vị chức năng tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường dọc tuyến sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu; nạo vét duy tu, duy trì hệ thống thoát nước (lòng cống, mương, sông trong lưu vực nhằm giảm thiểu ô nhiễm; Thường xuyên vận có hiệu quả các Trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Hiện, các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải… đang phối hợp với UBND các cấp đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường dọc tuyến sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu; nạo vét duy tu, duy trì hệ thống thoát nước trong lưu vực nhằm giảm thiểu ô nhiễm; duy trì chất lượng nước các hồ đã được xử lý.
Đồng thời, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước; kiên quyết di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, không phù hợp với quy hoạch ra khỏi nội thành…
Sử dụng bền vững, chống cạn kiệt nguồn nước
Trước thực trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND TP Hà Nội đang triển khai thực hiện quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, tập trung thực hiện điều chỉnh quy hoạch cấp nước gồm 5 khu vực chính; khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm và nước mặt theo hướng ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm; xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước truyền dẫn cấp nước theo các trục hướng tâm, các tuyến đường vành đai kết nối các nguồn tập trung, kết nối liên vùng đảm bảo cấp nước an toàn.
Xây dựng các nhà máy nước mặt tập trung kết nối cấp nước liên vùng nâng tổng công suất các nhà máy nước mặt tập trung đến năm 2025 là khoảng 2.533.000 m3/ngày/đêm; đến năm 2030 là khoảng 3.075.000 m3/ngày/đêm; đến năm 2050 là khoảng 3.995.000 m3/ngày/đêm.
Theo thống kê, hiện 100% hộ dân ở khu vực đô thị đã được cấp nước sạch. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 80%. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% hộ dân được cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt, UBND thành phố đã tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư tham gia triển khai các dự án nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa.
Đến hết tháng 6/2021, thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 40 dự án cấp nước, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn, 29 dự án phát triển mạng cấp nước, dự kiến sau khi các dự án này hoàn thành sẽ nâng công suất toàn thành phố đạt khoảng 2.350.000 m3/ngày/đêm, đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp đạt tỷ lệ khoảng 94% .
Song song với đó, thành phố đang hoàn thiện và chuẩn bị áp dụng 1 tiêu chuẩn chung về cấp nước sinh hoạt, uống trực tiếp tại vòi. Đồng thời, giảm tỷ lệ thất thoát nguồn nước xuống dưới 15%.
Để kiểm soát chất lượng nguồn nước sạch, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Sở Y tế, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp liên ngành để thực hiện nhiệm vụ giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố, phòng ngừa sự cố, đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước.