Hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính?

Lê Khánh 31/07/2023 11:08

Ngày 1/8/2023 đánh dấu tròn 15 năm kể từ ngày Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12. Sau 15 năm, Hà Nội đã không ngừng phát triển, hạ tầng giao thông có những bước phát triển vượt bậc.

Đại lộ Thăng Long là trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị phía Tây và các tuyến giao thông quan trọng như đường vành đai 2, 3, 4, quốc lộ 21A...
Cho đến nay, đây là tuyến cao tốc rộng nhất Việt Nam với 16 làn xe.
Chiều rộng nền đường trung bình là 140 m, Đại lộ Thăng Long đã tạo ra sự phát triển của cửa ngõ phía tây Hà Nội.
Cầu Đông Trù có chiều dài 1.240 m, trong đó cầu chính dài 500 m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép nhồi bê tông. Tính đến thời điểm hiện tại cây cầu này được coi là cầu vượt sông rộng nhất Việt Nam.
Cầu Đông Trù là một trong những cây cầu có vai trò quan trọng, góp phần giảm áp lực cho các tuyến giao thông khác của Thủ đô.
Cây cầu trọng điểm khu vực phía Đông Bắc của Hà Nội nối liền huyện Đông Anh và quận Long Biên.
Trục đường hướng tâm Nguyễn Trãi cùng với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Tuyến đường Nguyễn Trãi sẽ giúp người dân ngoại thành Hà Nội dễ dàng di chuyển vào trong nội đô.
Cùng đó, là nút giao thông hiện đại 4 tầng, đường sắt trên cao, đường vành đai, đường bộ, hầm chui.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đầu tiên đã đi vào hoạt động có chiều dài tuyến đi trên cao dài 13,5 km, đưa vào khai thác từ ngày 6/11/2021
Hình ảnh tuyến đường Vành đai 3 trên cao hiện đại với 4 làn xe.
Tuyến đường Phạm Văn Đồng không còn hình ảnh trơ trọi, trống trơn chỉ có xe cộ, cao ốc như trước mà thay vào đó được phủ một màu xanh mát.
Đường Phạm Văn Đồng thuộc hệ thống Vành đai 3 Hà Nội có 12 làn xe, với mỗi bên 6 làn xe… nay đã mang diện mạo mới, văn minh, hiện đại hơn.
Với 1.500 cây xanh được trồng mới thay thế cho 1.300 cây bị chặt hạ để mở rộng, đường Phạm Văn Đồng trở thành một trong những con đường đẹp bậc nhất của Thủ Đô.
Nút giao thông Pháp Vân - Cầu Giẽ cửa ngõ phía Nam của Thủ đô.
Hiện tại tuyến đường này đang được Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.241 tỷ đồng, với chiều dài khoảng 3,4km, bề rộng mặt cắt ngang đường chính là 60 m gồm 6 làn xe cơ giới, hai làn xe hỗn hợp.
Dự án đường Vành đai 2 là tuyến giao thông nội đô Hà Nội, chạy qua Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - Trường Chinh - Ngã Tư Sở… tạo thành vòng tròn khép kín.
Sau hơn 4 năm thi công, Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy. Dự án có tổng đầu tư sau điều chỉnh gần 10.000 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng.
Đường vành đai 2 có những đường cong mềm mại khiến con đường này trở nên hiện đại hơn.
Đường Vành đai 2 trên cao đoạn qua nút giao Ngã Tư Vọng khánh thành ngày 11/1/2023.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Long Biên).
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên, dài 5,8 km, tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng, khánh thành giai đoạn 1 cuối tháng 9/2010.
Điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và phố Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh.
Công trình cầu Vĩnh Tuy 2 được khởi công xây dựng tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,5 km; mặt cắt ngang 19,3 m được thiết kế gồm 53 nhịp dự kiến đến tháng 9/2023 sẽ hoàn thành.
Hình ảnh hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu khánh thành vào tháng 10/2022 với tổng mức đầu tư 698 tỷ đồng.
Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng, giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian phương tiện lưu thông qua nút giao.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO