Tại chùa Bảo An (Sa Pa, Lào Cai) các đại biểu và phật tử đến dự Đại lễ cầu Quốc thái dân an và lễ rót đồng tượng Quan Thế Âm.
Ngày 24/7, tại chùa Bảo An, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ cầu Quốc thái dân an và
lễ đúc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. (Ảnh: Nguyễn Thắng).
Theo đó, về dự buổi lễ có nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan,
Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao và Di Lịch Đặng Bích Liên, lãnh đạo Ban chỉ đạo
Tây Bắc, Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện các bộ, ngành của trung ương và
các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và các phật tử gần xa. (Ảnh: Thành Lâm).
(Ảnh: Thành Lâm).
Theo góc nhìn của Phật giáo, nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này là
đại huyệt mạch của quốc gia, suối nguồn linh khí. Những ngôi chùa tọa lạc
ở những ngọn núi long mạch dồi dào để hội tụ nguồn khí, giữ linh khí, nguyên khí,
phát sinh tú khí, vượng khí, tạo nên những giá trị văn hóa tâm linh bền vững.
(Ảnh Nguyễn Thắng).
Chùa Bảo An là một trong hai ngôi chùa đã được xây dựng
tại Fansipan...(Ảnh: Thành Lâm).
9h sáng các phật tử ở Lào Cai và các tỉnh lân cận cũng tập trung tại chùa Bảo An
để dự Đại lễ cầu Quốc thái dân an và lễ rót đồng tượng Quan thế Âm.
(Ảnh: Nguyễn Thắng).
Các phật tử công đức vào tượng phật với hy vọng những khổ đau,
hệ lụy sẽ tan biến. (Ảnh: Quỳnh An).
Ảnh: Quỳnh An.
Các lãnh đạo và các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
di chuyển ra khuôn đúc pho tượng. (Ảnh: Thành Lâm).
Đông đảo phật tử cũng di chuyển theo. (Ảnh: Nguyễn Thắng).
Để tôn thêm cõi tâm linh màu nhiệm Fansipan, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cùng
Công ty TTHH Minh Đức, Tập đoàn Sun Group và phật tử tổ chức đúc tượng Bồ Tát
Quán Thế Âm bằng nguyên liệu đồng nguyên chất tại vùng mỏ Lào Cai với chiều cao
12mvà trọng lượng 18 tấn đúng vào tiết kỷ niệm ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo
với sự công đức của các doanh nghiệp và khách hảo tâm thập phương.
(Ảnh: Nguyễn Thắng).
Tượng Phật được đặt tại đỉnh núi Fansipan ở độ cao 3.108m gần với đỉnh Fanxipan (3.143 m). (Ảnh: Nguyễn Thắng).
Các phật tử cũng tham gia lễ rót đồng tượng Quan Thế Âm. (Ảnh: Thành Lâm).
Phía bên trong, đồng đã bước sang giai đoạn nấu chảy, việc nấu chảy đồng được thực hiện bằng lò nung thủ công nhiều giờ liên tiếp để đảm bảo chất lượng và độ đồng đều của tượng sau này. (Ảnh: Thành Lâm).