Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng các loại rau mầu khác là chủ trương của ngành nông nghiệp. Đến thời gian này, đã có một số kết quả đáng ghi nhận như đã nâng cao thu nhập cho người nông dân, chủ động sản xuất thêm những loại rau mầu đang khan hiếm và phải nhập khẩu. Tuy nhiên tính đến thời gian này, theo đánh giá, tiến độ về diện tích đất chuyển đổi chưa đạt được những mong muốn. Vậy nguyên do ở đâu?
Chậm vốn hỗ trợ sẽ có tác động không nhỏ với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Chiểu theo Quyết định này, Bộ NN&PTNT đã xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là một giải pháp quan trọng của đề án.
Để triển khai chủ trương, Bộ NN&PTNT đã ban hành những thông tư, quyết định như Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 8/11/2013, Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014… Dự kiến từ nay đến năm 2020 chuyển 700-800 nghìn ha gieo trồng lúa ở những vùng, vụ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Song song với đó, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 580/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây mầu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo Quyết định 580/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nói trên sẽ được mở rộng đến các vùng vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đối tượng áp dụng là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân; phạm vi bắt đầu được tính áp dụng từ vụ Hè Thu 2015 đến hết năm 2020 tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ trong quyết định này được xác nhận là các cây trồng hàng năm.
Mức hỗ trợ về giống được xác định cụ thể đối với ngô không vượt quá 3 triệu đồng/ha và giống cây trồng hàng năm khác không vượt quá 2 triệu đồng/ha và chỉ nhận được hỗ trợ một lần.trên cùng diện tích chuyển đổi.
Cơ chế hỗ trợ cũng được quy định hết sức cụ thể như: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các địa phương trong vùng để thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu. Riêng thành phố Cần Thơ được hỗ trợ 50%. Trường hợp hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp, sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.
Thực tiễn cho thấy, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là đúng đắn hợp lòng dân, đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa và giảm áp lực xuất khẩu lúa gạo. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các địa phương khác trên cả nước cũng đang gặp một số khó khăn tương tự như vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là một ví dụ.
Thực hiện chuyển đổi và hỗ trợ, đến nay, khu vực này đã xác định và được đồng ý hỗ trợ chuyển đổi 53.800 ha đất sang trồng cây khác với sự hỗ trợ 93 tỷ đồng. Theo ông Danh Út - Đại biểu Quốc hội Kiên Giang thì hiện tại còn 5/11 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long chưa nhận được tiền hỗ trợ đối với các diện tích chuyển đổi từ vụ xuân hè 2014 đến hết vụ đông xuân 2014-2015.
Lý giải vấn đề chậm trễ này, theo Bộ NN&PTNT thì cơ quan này đã tổ chức một cuộc họp rà soát cùng với các tỉnh để làm rõ những nguyên nhân vì sao chủ trương này đi vào cuộc sống còn chậm và một số địa phương đến nay vẫn chưa giải ngân được. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với lãnh đạo các địa phương giải quyết cụ thể, kể cả những vướng mắc về nguồn vốn.
Liên quan đến vốn hỗ trợ chuyển đổi, Bộ Tài chính cũng cho biết rõ quan điểm, sẽ có văn bản nhắc các địa phương có báo cáo nhu cầu kinh phí, xử lý kịp thời theo đề nghị của các địa phương. Cũng theo Bộ Tài chính, đến nay đã có 7 địa phương là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp và Cà Mau có báo cáo. Từ đầu năm Bộ cũng đã ứng chi cho các địa phương là 55,5 tỷ đồng để thực hiện.
Hội nghị tham vấn các nhà đầu tư nước ngoài về xây dựng Nghị định các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được Bộ NN&PTNT đã tổ chức tại Hà Nội mới đây. Một trong những nội dung mới mà nghị định đưa ra để đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp, nông thôn Việt Nam do Bộ NN&PTNT đề xuất là sẽ ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nông nghiệp như chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong nước, không có phân biệt đối xử (trong khi chính sách hiện hành chưa quy định rõ cơ chế này). Cụ thể, sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp FDI đầu tư trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản ở vùng đặc biệt khó khăn theo hướng miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho các dự án đặc biệt ưu đãi; miễn giảm tiền sử dụng đất (15 năm cho dự án ưu đãi). Đặc biệt sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI trong đào tạo nghề và đầu tư hỗ trợ về hạ tầng xã hội, cánh đồng mẫu lớn... |