Hòa Bình: Huyện Đà Bắc sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoàng Sa 06/11/2023 12:49

Huyện Đà Bắc được biết đến là một huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Hòa Bình, giao thông khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 89,72% dân số.

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của huyện được quan tâm phát triển, kinh tế hạ tầng được cải thiện đáng kể, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100 xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 15/17 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 28/47 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 59,6%, có 594/655 số phòng học được kiên cố, đạt tỷ lệ 90,7%; 99,9% hộ dân được sử dụng điện; 90% số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt tập hợp vệ sinh; đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện.

Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN là một trong những nhiệm vụ then chốt, cấp ủy và chính quyền huyện Đà Bắc luôn chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn lực, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS&MN với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030, số xã đặc biệt khó khăn còn dưới 6 xã.

Thông tin về những hoạt động, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia - bà Đinh Thị Năm (Trưởng phòng Dân tộc) cho biết: Phòng Dân tộc là Cơ quan thường trực của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Để thực hiện chương trình này có 2 nguồn vốn để triển khai là Vốn đầu tư phát triển và Vốn sự nghiệp. Phòng đã phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện phân bổ vốn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN triển khai trên địa bàn huyện Đà Bắc được phân bổ giai đoạn 2021-2023 là: 204.144 triệu đồng (vốn đầu tư 110.950 triệu đồng, vốn sự nghiệp 93.194 triệu đồng), trong đó: Năm 2022 tổng mức vốn được phân bổ là 62.140 triệu đồng (vốn đầu tư 39.800 triệu đồng, vốn sự nghiệp 22.340 triệu đồng). Đến thời điểm 31/10/2023 đã thực hiện giải ngân được 33.295/62.140 triệu đồng đạt 53.58% vốn kế hoạch giao (Vốn đầu tư giải ngân đạt 59,07%, vốn sự nghiệp giải ngân đạt 43,79%); Năm 2023 tổng mức vốn được phân bổ là 142.004 triệu đồng (vốn đầu tư 71.150 triệu đồng, vốn sự nghiệp 70.854 triệu đồng). Đến thời điểm 31/10/2023 đã thực hiện giải ngân được 16.081/142.004 triệu đồng đạt 11,30% vốn kế hoạch giao (Vốn đầu tư giải ngân đạt 20,88%, vốn sự nghiệp giải ngân đạt 1,72%).

Đối với nguồn vốn đầu tư huyện đã triển khai thực hiện đầu tư với 75 công trình; (Trong đó, năm 2022 thực hiện 39 công trình; năm 2023 thực hiện 36 công trình đầu cơ sở hạ tầng thiết yếu cho bà con nhân dân). Các công trình đầu tư xây dựng được thực hiện xuất phát từ nhu cầu, đề xuất của nhân dân, có sự tham gia của người dân trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện thi công, giám sát thi công nên đạt chất lượng cao, mang lại hiệu quả thiết thực nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 20 hộ dân xã Nánh Nghê; Trong quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn năm 2023 đã thực hiện một dự án tái định cư cho 50 hộ dân xã Nánh Nghê với tổng mức đầu tư là 40 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành.

Thực hiện 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 300 hộ dân tại xã Nánh Nghê và Đồng Ruộng; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN; Góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Hiện nay, một số công trình đầu tư năm 2022 đã bàn giao đưa vào sử dụng và công trình năm 2023 đang triển khai thực hiện.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp huyện triển khai thực hiện với các dự án 1; dự án 3; dự án 4; dự án 5; dự án 6; dự án 8; dự án 9 và dự án 10. Đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.320 hộ với tổng số tiền 9.960 triệu đồng và thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với 970 hộ với tổng số tiền là 9.700 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp phát triển rừng 12.193,46 ha và hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên diện tích giao cho hộ gia đình 6.114,34 ha; hỗ trợ phát triển sản xuất 3 chuỗi giá trị và 53 dự án cộng đồng; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với 204 công trình duy tu sửa chữa; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hỗ trợ đầu tư 1 công trình giáo dục mua sắm; tại cơ sở GDNN-GDTX đào tạo tạo nghề 1.099 lượt người; 1 công trình sửa chữa, bảo dưỡng; 1 công trình mua sắm thiết bị đào tạo nghề; 990 lượt người tuyên truyền hướng nghiệp và đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai các cấp; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Hỗ trợ mua sắm thiết bị 20 nhà văn hóa thôn, bản và triển khai các nội dung của lĩnh vực văn hóa xã hội trên địa bàn; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (xây dựng mô hình truyền thông cộng đồng; tập huấn nâng cao năng lực truyền thông, nâng cao nhận thức; thí điểm thành lập mới địa chỉ an toàn; thành lập CLB thủ lĩnh; tập huấn hướng dẫn thành lập, hoạt động CLB thủ lĩnh …).

Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thực hiện hội nghị tuyên truyền cho 461 học viên; lắp 11 bảng pano tuyên truyền giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyêt thống; tổ chức cho học viên thăm quan học tập kinh nghiệm và phát tài liệu tuyên truyền tại các xã, thị trấn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tổ chức 2 cuộc gặp mặt tặng quà cho 70 đại biểu người có uy tín; tập huấn cho 34 đại biểu và 3 đoàn thăm quan học tập kinh nghiệm; Thực hiện phổ biến tuyên truyên truyền, trợ giúp pháp lý cho 1.216 lượt người…; thành lập đoàn kiểm tra, giám sát triển khai chương trình trên các xã, thị trấn.

Với sự nỗ lực trong thời gian qua, công tác triển khai Chương trình đã tạo ra sự chuyển biến rõ rết: Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29,8 triệu đồng năm 2021 lên đến 37,5 triệu đồng năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 41,56% năm 2021 xuống còn 34,94% năm 2022.

Kết quả trên không chỉ là sự nỗ lực của các cấp chính quyền mà còn là sự đồng lòng của nhân dân huyện Đà Bắc, qua đó nhân dân thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh trật tự địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hòa Bình: Huyện Đà Bắc sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO