Hội nghị Geneva và nguy cơ bị đổ vỡ

Khánh Duy 31/01/2016 21:23

Phe nổi dậy lớn nhất ở Syria đã đe dọa sẽ tẩy chay các vòng đàm phán hòa bình do LHQ tổ chức ở Geneva trong khi còn chưa đến hội nghị này. Trong khi đó, con số người bị chết đói tại các tỉnh thành bị vây hãm bởi chiến sự đã làm nổi bật tình trạng khủng hoảng nhân đạoở nước này ngay trước vòng đàm phán.

Hội nghị Geneva và nguy cơ bị đổ vỡ

Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura trả lời báo chí
sau cuộc gặp với phái đoàn chính phủ Syria tại Geneva. (Nguồn: Reuters).

Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) của Syria, phe nổi dậy lớn nhất ở nước này, trước đó đã đồng ý đến tham gia các vòng đàm phán hòa ibnhf do chịu sức ép từ Mỹ và Arab Saudi. Tuy nhiên sau đó HNC xuất hiện ở Geneva trong hôm nay, 31/1 chỉ để đưa ra điều kiện để họ tham gia các vòng đàm phán này.

HNC cũng khẳng định sẽ không tham gia các vòng đàm phán chính thức, thậm chí là trực tiếp, với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho đến khi các nghị quyết yêu cầu các bên ngừng việc đánh chiếm các thị trấn của Hội đồng Bảo an LHQ được thực thi đầy đủ.

“Nếu chính quyền Syria cứ tiếp tục các tội ác của họ, thì HNC sẽ không xuất hiện ở Geneva” – HNC tuyên bố - “Phái đoàn chúng tôi sẽ thông báo với đặc phái viên LHQ rằng sẽ rút khỏi các vòng đàm phán nếu như LHQ và các cường quốc không thể ngừng các hành động vi phạm này”.

Trong bối cảnh vốn đã căng thẳng trước các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva, tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF) cho hay đã có thêm 16 người dân ở thị trấn Madaya bị chết đói. MSF cũng cho hay đã có trên 4,5 triệu người dân cần được viện trợ nhân đạo đang sống tại các khu vực có chiến sự.

Diễn biến phức tạp

AFP dẫn nguồn từ HNC cho hay đoàn đàm phán này đã cử 17 phái viên cùng 25 nhân viên khác đến Geneva. Trước đó, trong hôm 30/1, phái đoàn gồm 16 thành viên của chính phủ ông Bashar al-Assad cũng đã đến tham gia các vòng hòa đàm.

Các cuộc đàm phán lần này đặt mục tiêu chấm dứt cuộc nội chiến đã cướp đi hơn 260.000 sinh mạng và làm chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy ở khu vực Trung Đông. Hàng triệu người dân đã phải chạy trốn khỏi vùng chiến sự để tìm kiếm nơi sinh sống khác ở các quốc gia láng giềng, trong khi hàng trăm nghìn người liều mạng để đến được châu Âu.

Cũng trong thời điểm cuối tuần qua, hàng chục người di cư, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ đến từ Syria, đã bị chết đuối ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ khi con tàu chở họ bị lật. Sự việc đã thêm vào số người chết trên biển lên đến 4.000 trong năm 2015 khi đang đến châu Âu.

Giới chuyên gia nhận định rằng, nhiều nhân tố liên quan tới cuộc xung đột ở Syria, gồm các phe nổi dậy, các chiến binh Hồi giáo, người Kurd, những kẻ khủng bố và cả lực lượng chính phủ…đã góp phần khiến cho diễn biến các vòng đàm phán hòa bình ở Geneva trở nên hết sức phức tạp.

Trong số đó, tương lai của ông Assad là vấn đề được xem là gai góc nhất. Vụ thảm sát ở Paris và các vụ khủng bố liên tiếp diễn ra trong thời điểm cuối năm 2015 và đầu năm 2016 do phiến quân IS gây nên đã khiến phương Tây hết sức quan ngại và gây sức ép cho ông Assad từ chức.

Đàm phán riêng rẽ

Tính cho đến thời điểm này, người ta chưa từng thấy các phe nổi dậy và chính phủ Syria ngồi lại trên bàn đàm phán với nhau. Điều này không hề thay đổi, và bởi vậy mà LHQ buộc phải tổ chức các cuộc đàm phán riêng rẽ với từng bên để đạt các thỏa thuận riêng rẽ, và bỏ lại các vấn đề gai góc nhất.

Trong khi đó, đề xuất của Nga mời các đại diện người Kurd đến tham dự hòa đàm Geneva cũng đã bị bác bỏ do phản ứng mạnh mẽ từ Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Các thủ lĩnh kỳ cựu người Kurd ở Syria, trong đó có ông Saleh Muslim, đã buộc phải rời khỏi Geneva sau khi không nhận được lời mời.

Bên lề các vòng đàm phán này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp ngắn và nhất trí rằng sẽ gặp gỡ vào ngày 11/2 tới để thảo luận về các bước tiến của vòng đàm phán đầu tiên.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hội nghị Geneva và nguy cơ bị đổ vỡ

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO