Hôm nay, 28/9, xuất hiện siêu nguyệt thực

T.Tuấn 28/09/2015 08:00

Các nhà thiên văn học cho biết hôm nay (28/9), hơn hai tỷ người trên thế giới sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm có, được gọi là “Siêu Mặt Trăng” phối hợp với nguyệt thực toàn phần, cứ 30 năm mới lặp lại 1 lần.

Nguyệt thực của Siêu Mặt Trăng sẽ kéo dài hơn một giờ đồng hồ và nếu thời tiết cho phép, hơn một tỷ người ở Tây bán cầu, cũng như 1,5 tỷ người khác tại châu Âu, châu Phi và Tây Á sẽ được nhìn thấy.

Mặt Trăng sẽ đi vào bóng tối của Trái Đất và bắt đầu trở nên có màu đồng đỏ. Các nhà thiên văn cho biết Mặt Trăng sẽ đỏ trong hơn 70 phút trước khi bắt đầu ra khỏi bóng tối Điểm giữa của nguyệt thực ở châu Âu và châu Phi sẽ xảy ra giữa nửa đêm và rạng đông trên bầu trời phía Tây.

Hiện tượng Siêu Mặt Trăng xảy ra khi trăng tròn trùng hợp với việc mặt trăng đến gần Trái Đất nhất, làm cho Mặt Trăng có vẻ lớn hơn và sáng hơn trên bầu trời. Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất che khuất ánh sáng mặt trời chiếu sáng Mặt Trăng. Lần Nguyệt thực này, quỹ đạo của Nguyệt thực sẽ mang Mặt Trăng đến gần Trái Đất hơn 50.000 km so với khi Mặt Trăng ở điểm cách xa Trái Đất nhất.

Các nhà khoa học cho rằng các nhà du hành vũ trụ nếu đứng trên Mặt Trăng vào thời gian nguyệt thực toàn phần sẽ thấy Trái Đất tối đen bên ngoài là một vòng màu đỏ sáng rực.

Hiện tượng này từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc kéo dài 5 giờ đồng hồ như đã xảy ra vào năm 1982. Lần Nguyệt thực kế tiếp sẽ diễn ra vào năm 2033.

Nếu tính theo giờ Việt Nam, thì vào đêm ngày 27, rạng sáng 28/9, Mặt trăng sẽ có kích thước lớn hơn và sáng hơn mức bình thường. Vào dịp này, Mặt Trăng sẽ sáng hơn 30% và to hơn 14% so với lúc bình thường. Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất cách 363.700 km. Vì thế, trăng sẽ tròn và sáng hơn khi đang ở vị trí cận điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hôm nay, 28/9, xuất hiện siêu nguyệt thực