Trong tình trạng kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần, các chiến binh Taliban vẫn dành những giây phút cuối cùng của cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan để chứng kiến những quả pháo sáng giữa màn đêm, báo hiệu về sự rời đi của nước Mỹ.
Cả kẻ thắng lẫn người thua như được trút hết bao gánh nặng trong lòng sau khi chiếc máy bay cuối cùng của quân đội Mỹ biến mất giữa bầu trời đen kịt.
Đối với những người ở lại - phần lớn là những đồng minh Afghanistan thông qua Mỹ để trốn chạy khỏi quê hương - sợ hãi như bao trùm mọi ngóc ngách về những gì sẽ xảy ra tiếp theo, khi quá khứ tàn bạo và tư tưởng hà khắc đối với phụ nữ của Taliban đang dần hiện về. Và đối với hàng ngàn quan chức và tình nguyện viên Mỹ trên khắp thế giới nỗ lực sơ tán người tị nạn Afghanistan, đây vẫn chưa phải kết thúc.
Theo sự chứng kiến của hãng tin AP ở Kabul và theo lời kể của những người mà AP phỏng vấn từ mọi phía, cuộc chiến lịch sử kết thúc cùng với loạt khoảnh khắc tàn khốc, đau thương dai dẳng. Không chỉ vậy, le lói trong khói lửa bom đạn là nỗ lực nhân đạo khổng lồ và những khoảnh khắc của lòng khoan dung.
2 kẻ thù không đội trời chung xuyên suốt hai thập kỷ đã đi đến một quyết định đến kỳ lạ, cùng theo đuổi một mục tiêu chung - Taliban và Mỹ đã thống nhất với nhau để đất nước “cờ hoa" rút lui khỏi cuộc chiến. Cả 2 bên đều không muốn một cuộc tấn công khủng bố khác lặp lại
Trong khoảng thời gian đó, Mỹ lo ngại rằng nhóm phiến quân sẽ nhắm vào những chiếc máy bay vận tải “nuốt trực thăng" đang cất cánh. Tuy nhiên, qua ống kính màu xanh của thiết bị nhìn đêm, những người lính và quan chức Mỹ cuối cùng chứng kiến những cái vẫy tay chào tạm biệt của Taliban tại đường băng Kabul.
Ngược lại, Taliban lo sợ rằng quân đội Mỹ sẽ ném mìn xuống sân bay nhưng mọi thứ không như dự đoán. Thay vào đó là hai chiếc xe cứu hỏa và loạt máy xúc lật được quân đội Mỹ để lại giữa bức tranh toàn cảnh ảm đạm, hoang tàn tại sân bay Kabul.
Sau nhiều đêm mất ngủ vì tiếng các chuyến bay sơ tán của Mỹ không ngớt, Hemad Sherzad đã cùng các chiến binh Taliban ăn mừng tại sân bay.
Sherzad chia sẻ với hãng AP: “Chúng tôi đã khóc gần một giờ vì hạnh phúc. Chúng tôi đã la hét rất nhiều đến nỗi đau hết cổ họng."
Hỗn loạn tại sân bay
Trước khi rời Kabul, một viên chức lãnh sự Mỹ có 25 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao, đang bận rộn tìm cách xử lý thị thực đặc biệt cho người Afghanistan và quân đội Mỹ.
"Những gì mọi người phải trải qua thật khủng khiếp ", nữ viên chức thốt lên. "Có người đã mất từ ba đến năm ngày để được cấp thị thực. Ở bên trong sân bay, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng súng nổ để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn của đám đông. Một vài người đủ điều kiện để được lên máy bay đã kể cho tôi nghe về sự tàn ác của Taliban ngoài kia. Đáng buồn hơn là những đứa trẻ ở bên trong sân bay bị tách khỏi gia đình. Chúng đều bối rối và sợ hãi.”
Một đơn vị nhỏ tại sân bay dành cho trẻ em không có người hộ tống do Na Uy thành lập đã nhanh chóng bị áp đảo, khiến UNICEF phải phải vào cuộc. UNICEF hiện đang điều hành một trung tâm dành cho những trẻ em được sơ tán không có người bảo hộ ở Qatar.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao có mặt tại Kabul cho biết nỗ lực của Mỹ nhằm đưa người dân Afghanistan và những người vào trong xuống sân bay đang gặp trở ngại lớn do sự lan truyền trên diện rộng của mã điện tử mà Mỹ tìm cách cung cấp cho những người được ưu tiên sơ tán.
Vị quan chức này cho biết loại mã chỉ dành riêng cho các cán bộ địa phương của Afghanistan tại Đại sứ quán Hoa Kỳ, nay đã bị chia sẻ rộng rãi và nhanh chóng đến mức hầu như tất cả những người muốn nhập cảnh đều có một bản sao trên điện thoại của họ trong vòng một giờ kể từ khi loại mã này được triển khai.
Một trong những trở ngại chính của tình trạng hỗn loạn này chính là cấu trúc của sân bay. Không gian bên trong được xây dựng với khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, hạn chế được đám đông lên đến hàng nghìn người ồ ạt muốn được cấp thị thực. Chính vụ đánh bom liều chết hôm 26/8 với 169 người Afghanistan và 13 quân nhân Hoa Kỳ thiệt mạng đã thúc đẩy giới chức phải triển khai tái thiết kế sân bay Kabul.
Một quan chức khác Mỹ quen thuộc với vấn đề này cho biết, kể cả khi trốn được quy trình kiểm tra, những người Afghanistan không nằm trong danh sách ưu tiên sơ tán vẫn sẽ bị đuổi khỏi máy bay, tránh gây nhiễu loạn đến chuyến hành trình di tản.
Quan chức này chia sẻ trường hợp về một cán bộ thuộc Đại sứ quán Mỹ. Vị cán bộ có thị thực đặc biệt được phê chuẩn nhưng không nỡ để cha mẹ và những người thân khác của cô ở lại. Quan chức này cho biết, bất nỗ lực thuyết phục lên máy bay từ các đồng nghiệp Afghanistan và Mỹ, cô vẫn chọn ở cạnh gia đình.
Yawer sở hữu một công ty xây dựng Kabul và đã đi đến nhiều tỉnh khác nhau để làm việc cho Quân đoàn Công binh Hoa Kỳ
Salim Yawer, cựu nhà thầu Mỹ, đã cố gắng đặt chân đến sân bay cùng gia đình nhưng thất bại, mặc dù anh đã được cấp thị thực đặc biệt. “Mỗi lần tôi cố chen vào cánh cửa sân bay, tôi lại lo sợ rằng con tôi sẽ bị đám đông giẫm đạp.”
Đếm ngược
Các quan chức Mỹ cho biết vào tối 29/8 tại Kabul, camera giám sát ghi lại hình ảnh có người chất thuốc nổ vào thùng xe. Mỹ đã theo dõi chiếc xe trong nhiều giờ, dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công chiến binh Nhà nước Hồi giáo khác có thể xảy ra. Một máy bay không người lái RQ-9 Reaper của Mỹ đã phóng tên lửa Hellfire vào chiếc xe này.
Cùng lúc đó, Najibullah Ismailzada cho biết anh rể Zemarai Ahmadi của mình vừa trở về nhà sau buổi làm việc với một tổ chức từ thiện Hàn Quốc. Khi Zemarai lái xe vào ga-ra, các con của ông chạy ra chào bố của chúng thì cũng là lúc tên lửa phóng hoả.
Ismailzada chia sẻ: “Chúng tôi đã mất 10 thành viên trong gia đình. Sáu người trong độ tuổi từ 2 đến 8. Anh cho biết một người họ hàng khác, Naser Nejrabi, một cựu binh sĩ Afghanistan và là thông dịch viên cho quân đội Mỹ, cũng đã thiệt mạng cùng với hai thiếu niên khác.
Quân đội Mỹ đã hoàn thành công việc phá hủy hoặc tháo dỡ thiết bị quân sự trong vài ngày. Họ đã vô hiệu hóa 27 chiếc Humvee và 73 chiếc máy bay, thường làm cạn kiệt chất lỏng truyền động và dầu động cơ và chạy động cơ cho đến khi bị tịch thu. Họ sử dụng lựu đạn nhiệt hạch để phá hủy hệ thống đã đánh chặn một tên lửa vào sáng hôm đó. Các thiết bị hữu ích cho mục đích sân bay dân dụng, như xe cứu hỏa, đã bị bỏ lại cho các nhà chức trách mới.
Trong buổi sáng 30/8, khoảng 1.500 người Afghanistan cuối cùng được di tản khỏi quê hương trước khi Mỹ rút quân. 1.200 lính Mỹ bắt đầu lên các máy bay quân sự, 20 năm bom đạn giữa 2 nước dần dần khép lại.
Buổi tối trước khi về nước, quân đội Mỹ đã thành công phá hủy các thiết bị và phương tiện quân sự sau vài ngày nỗ lực. Họ đã vô hiệu hóa 27 chiếc Humvee và 73 chiếc máy bay trừ những phương tiện hữu ích đối với sân bay như xe cứu hoả hay xe xúc lật.
Ở dưới mặt đất tại Kabul, tay súng Taliban Mohammad Rassoul, được biết đến biệt danh "Đại bàng Afghanistan", đang dõi theo chiếc máy bay cuối cùng của quân đội Mỹ biến mất trên bầu bầu trời đêm.
“Chúng tôi tuyệt vọng chờ đợi khi nhìn lên nền trời đen kịt,” anh nói. Tiếng động cơ của những chiếc máy bay Mỹ suốt hai đêm đã biến mất. Pháo sáng tại sân bay giăng đầy bầu trời, lực lượng Taliban ăn mừng trước dấu chấm hết cho từng ấy năm chiến tranh.
“Sau 20 năm đấu tranh, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình,” Rassoul xúc động. Anh giờ đây đã có thể nuôi hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho vợ và 3 đứa con. “Tôi muốn các con được lớn lên trong hoà bình".