Ô nhiễm không khí hiện là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, hoạt động giao thông vận tải là nguồn chính gây khói mù đô thị và suy thoái môi trường. Quá trình chuyển đổi hướng tới giao thông xanh như việc sử dụng xe điện (EV) đang cho thấy những cơ hội và thách thức đối với nỗ lực cải thiện chất lượng không khí.
Tại tọa đàm “Khoa học và cuộc sống” với chủ đề “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” (diễn ra ngày 5/12 tại Hà Nội), diễn giả PGS. TS Hồ Quốc Bằng - Đại học Quốc gia TPHCM cho biết: Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là Hà Nội và TPHCM chủ yếu là từ sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải và nguồn điện.
Cụ thể, tại Hà Nội, với khoảng 8,5 triệu dân (thống kê năm 2022), hơn 6 triệu xe máy và 690.000 ô tô, cùng khoảng 2.000 nhà máy. Các hoạt động giao thông đường bộ phát thải ra các khí như NOx (87%), CO (92%), SO2 (57%), NMVOC (86%), CH4 (96%) và 74% PM2.5. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát thải 39% khí S02. Hà Nội cũng là khu vực có tỷ lệ phát thải giao thông lớn nhất.
Tại TPHCM, có hơn 9 triệu dân, gần 7,4 triệu xe máy và 400.000 ô tô, 2.780 cơ sở công nghiệp phát thải. Trong đó, giao thông chủ yếu phát thải các chất ô nhiễm như NO2, CO (97,8%), SO2 (37,7%), NMVOC (42,9%), CH4, nhất là bụi mịn PM2.5 (18%).
GS. Yafang Cheng - Viện nghiên cứu Hóa học Max Planck (Đức) giải thích, khi chúng ta hít thở sâu, gần như tại thời điểm này, hít hàng chục nghìn, hàng triệu hạt bụi mịn trong không khí, là các xông khí hạt aerosol, gây ra cái chết cho hàng triệu người trên thế giới.
Aerosol là 1 trong 2 nguyên nhân chính gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong (con số là 9 triệu người ở độ tuổi trẻ tử vong - số liệu năm 2019). Dựa trên đánh giá nguyên nhân rủi ro, so sánh với Covid-19, có 7 triệu người thì có thể thấy ô nhiễm cấp bách, cần giải quyết nhanh chóng. Khi có thêm Aerosol có thể làm chậm lại quá trình phản ứng. Tuy nhiên, càng nhiều Aerosol, càng gây ô nhiễm hơn. Khi kiểm soát dựa trên điện quang học có thể chặn lại quá trình sương mù nặng.
Cũng tại tọa đàm, GS Daniel Kammen - Đại học California, Berkeley (Mỹ) - thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture đã nêu các giải pháp cho sức khỏe không khí. “Chúng ta nói nhiều câu chuyện khác nhau, nhưng không nhấn mạnh về lộ trình hay chính sách khác nhau. Cần bước lùi lại 1 bước, để thấy lộ trình chung, liên ngành, tiến độ chúng ta chưa đủ. Làm thế nào để chuyển tải hành động để mọi người cùng tham gia. Chúng ta đã có các mục tiêu phát triển bền vững, 17 mục tiêu cụ thể… nhưng ta đã làm được gì? Thành công đã có nhưng chưa đủ” - ông Kammen nhấn mạnh.
Theo ông Kammen, mối nguy hiểm tiềm ẩn chính là chưa có căn cứ và công cụ đầy đủ, vấn đề kỹ thuật phải tăng cấp số nhân, năng lượng mặt trời, điện gió, năng lượng tái tạo… chưa đủ. Do đó, còn nhiều việc phải làm để có thể đẩy lùi ô nhiễm. Việc tăng gấp đôi về công nghệ được triển khai, nhưng giá giảm chỉ 20%. Khoa học công nghệ cần được tận dụng. Tuy nhiên, vẫn còn hoạt động sử dụng năng lượng hóa thạch, chi tiêu cho năng lượng sạch chưa cân bằng. Năng lượng tái tạo, điện, gió, mặt trời, xuất khẩu năng lượng sạch nhưng ban đêm không có nguồn đầy đủ nên phải tích lũy. GS Kammen nhận định, chúng ta có thể sạc pin để từ 5 giờ chiều khi không có mặt trời thì dùng nguồn gió. Phải có công cụ để mọi người tiếp cận dễ dàng, AI, doanh nghiệp, cá nhân… dù là triển khai gì thì cũng phải để tất cả mọi người có thể tiếp cận.
Về mạng lưới giám sát chất lượng không khí, GS Kammen dẫn chứng, các quốc gia như Anh, Mỹ, Trung Quốc bắt đầu sử dụng nhiều xe điện, nhưng chưa đủ với tốc độ mong muốn. Cần đẩy nhanh hơn nữa, tốc độ thay đổi năng lượng trong giao thông, sử dụng hơn 90% năng lượng sạch để chạy xe, còn sử dụng hơn 90% năng lượng để chạy xe hóa thạch thì nên từ 16 - 25%.