Nhân kỷ niệm ngày Bắc Âu, ngày 23/3, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 135 Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm: “Mô hình Kinh tế-Xã hội Bắc Âu: Thành tựu và Bài học kinh nghiệm”.
Tham luận của ông Kimmo Sasi, cựu Bộ trưởng, Nghị sĩ Phần Lan.
Qua các bài phát biểu, các diễn giả đã chia sẻ những thông tin tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của khối Bắc Âu, những kinh nghiệm phối hợp và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên để trở thành các xã hội và nền kinh tế như hiện nay.
Có thể mô tả mô hình xã hội Bắc Âu bằng những đặc điểm sau, theo ngài Kari Kahiluoto: Dịch vụ chất lượng cao và các yếu tố cân bằng xã hội, phân phối thu nhập qua chính sách thuế và cá thể chế vững mạnh.
“Các nước Bắc Âu có nhiều điểm khác biệt, nhưng chu gs tôi gắn kết chặt chẽ với nhau bởi những giá trị chung như: Bình đẳng, minh bạch hoá, tin tưởng và tinh thần khởi nghiệp và thông qua cơ chế hợp tác hữu nghị lâu đời trong khối”, ngài Christian Brix Moller, Đại biện lâm thời Đan Mạch chia sẻ.
Bà Siren Eriksen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho rằng: Học hỏi lẫn nhau là một tronh những đặc trưng của mô hình hợp tác Bắc Âu.
Một giá trị nữa cũng được các diễn giả chia sẻ, đó là vấn đề bình đẳng giới trên thị trường lao động. Đó là yếu tố góp phần quan trọng. Tỷ lện nữ tham gia lao động và chính trị khi vực này luôn cao nhất và nam giới cũng được nghỉ khi sinh con.
Được coi như một khối thống nhất với dân số hơn 26 triệu người, nền kinh tế Bắc Âu đứng thứ 11 trên thế giới với tổng GDP trị giá 1.416 tỷ USD (ngang bằng với nền kinh tế Hàn Quốc hay Canada).
Ngoài ra, các nước Bắc Âu cũng luôn giành vị trí cao trên bảng xếp hạng toàn cầu về chỉ số hạnh phúc, phát triển con người, quản trị công, bình đẳng, đổi mới sáng tạo, v.v...